TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính
Đề tài xây dựng cơ sở lý luận và thực trạng QLNN đối với hoạt động ĐTBD CBCC tại Tổng cục Thuế, từ đó đề xuất định hướng, mục tiêu và giải pháp QLNN về ĐTBD CBCC tại Tổng cục Thuế trong thời gian tới. . | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Chính phủ luôn coi trọng công tác cán bộ, trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) là nòng cốt của việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức (CBCC). Nhận thức rõ vai trò của công tác ĐTBD CBCC, Tổng cục Thuế luôn coi công tác ĐTBD CBCC thuế giữ vai trò then chốt, quyết định sự thành công của việc triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế. Tuy nhiên, thực trạng công tác QLNN về ĐTBD CBCC thuế còn không ít bất cập, cụ thể như: Cơ quan QLNN về ĐTBD CBCC chưa được tổ chức, phân cấp hợp lý; CBCC quản lý về ĐTBD còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành, chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý giáo dục; hệ thống các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để tổ chức, quản lý ĐTBD còn chưa đồng bộ, kịp thời; công tác lập kế hoạch ĐTBD chưa sát với nhu cầu thực tiễn của CBCC và của đơn vị sử dụng CBCC; công tác kiểm tra ĐTBD CBCC còn mang tính hình thức, thực trạng quản lý thuế nước ta hiện còn khoảng cách khá xa so với các nước tiên tiến, đội ngũ cán bộ thuế còn thiếu kiến thức về chuyên sâu, chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý thuế hiện đại Để khắc phục được những tồn tại nêu trên và giúp hoạt động QLNN về ĐTBD CBCC tại Tổng cục Thuế có sự đổi mới cơ bản, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC thuế đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết về lý luận, pháp 1 lý và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Căn cứ theo nội dung có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm thứ nhất gồm các công trình nghiên cứu về tình hình và giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Có thể kể đến một số công trình như :“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhóm thứ .
đang nạp các trang xem trước