TAILIEUCHUNG - Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài và phân bố của lưỡng cư, bò sát ở khu du lịch sinh thái Suối Voi, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Mục đích nghiên cứu của bài viết nhằm phát hiện những dẫn liệu mới cho khu hệ động vật, đồng thời góp phần phát triển các loại hình du lịch sinh thái thưởng ngoại thiên nhiên cho cộng đồng. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở KHU DU LỊCH SINH THÁI SUỐI VOI, XÃ LỘC TIẾN, HUYỆN PHÚ LỘC, THỪA THIÊN HUẾ Võ Đình Ba1*, Nguyễn Thành Luân2, Phạm Min1, Phan Thị Minh Thi1, Lê Thị Xuân Hòa1 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 2 Chương trình bảo tồn rùa Châu Á tại Việt Nam *Email: vodinhba@ TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác nhận có 32 loài lưỡng cư và bò sát thuộc 27 giống, 13 họ phân bố tại khu vực Suối Voi. Trong đó, loài Physignathus cocincinus có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức VU (sẽ nguy cấp) và 2 loài đặc hữu là Kurixalus banaensis, Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus. Sinh cảnh suối từ đập nước Khe Mạ đến khe Đá Bàn là khu vực có ghi nhận số loài nhiều nhất tới 24 loài và sinh cảnh quanh khu du lịch chỉ ghi nhận 13 loài. Hoạt động du lịch là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự khác biệt về phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát ở Suối Voi. Từ khóa: bò sát, lưỡng cư, Suối Voi. 1. MỞ ĐẦU Khu du lịch Sinh thái Suối Voi nằm ở phía Tây Nam của huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế khoảng 60 km về phía Nam và cách thành phố Đà nẵng khoảng 40km về phía Bắc. Tâm điểm của khu du lịch là hệ thống suối bắt nguồn từ các khu rừng tự nhiên tiếp giáp với dãy Bạch Mã – Hải vân hùng vỹ. Từ năm 1994, khu du lịch Sinh thái này đã đi vào khai thác, song các hoạt động thưởng ngoạn thiên nhiên chưa được khai thác, chú trọng. Hệ thống suối, khe, các mảng rừng ở Khu du lịch sinh thái Suối Voi là nơi phân bố của nhiều loài động vật. Trong đó, lưỡng cư và bò sát (LCBS) là nhóm động vật có kích thước vừa và nhỏ nên chúng có thể thích ứng được với môi trường ẩm ướt và các khe hốc ven suối, khả năng ngụy trang tốt, di chuyển chậm. nên có thể vận dụng trong du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu quan sát thiên nhiên nhưng chưa được nghiên cứu. Đề tài được thực hiện nhằm phát hiện những dẫn liệu mới cho khu hệ động vật, đồng .
đang nạp các trang xem trước