TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 26 SGK GDCD 8

Tài liệu sẽ giúp các em học sinh củng cố lại các nội dung của bài tự lập, hiểu được thế nào là tự lập, nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập cũng như biết cách giải bài tập đi kèm. Tham khảo tài liệu sẽ giúp các em hoàn thành bài tập một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chúc các em học tốt. | Bài 1 trang 26 SGK GDCD 8 Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm. Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày. Hướng dẫn giải bài 1 trang 26 SGK GDCD 8: - Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ. - Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu. - Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho. - Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở. - Tự giặt quần áo. - Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn. - Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm. - Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của Bài 2 trang 26 SGK GDCD 8 Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây? Vì sao? a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập; b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân; c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững; d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng; đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn; e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn. Hướng dẫn giải bài 2 trang 26 SGK GDCD 8: Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e). Em không tán thành các ý kiến: (a), (b). Bởi vì: - Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.