TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 7 trang 29 SGK Địa lí 12
Nội dung chính của tài liệu gồm phần tóm tắt lý thuyết về Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập và định hướng cách giải các bài tập trong SGK. Tham khảo tài liệu giúp các em nắm vững hơn nội dung bài học. Từ đó, củng cố kiến thức và nắm được phương pháp giải các dạng bài tập liên quan. Mời các em cùng tham khảo! | Bài 1 trang 7 SGK Địa lí 12 Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ? Hướng dẫn giải bài 1 trang 7 SGK Địa lí 12 - Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. - Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. - Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số. Bài 2 trang 7 SGK Địa lí 12 Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. Hướng dẫn giải bài 2 trang 7 SGK Địa lí 12 -Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm -Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %) -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ .
đang nạp các trang xem trước