TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ SGK Địa lí 9
Tài liệu giải bài tập trang 65 gồm phần tóm tắt kiến thức chính của bài Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, kèm ví dụ minh họa cụ thể giúp các em dễ dàng hình dung được nội dung bài học. Bên cạnh đó tham khảo phần gợi ý và đáp số của từng bài tập các em sẽ nắm bắt được phương pháp giải bài tập hiệu quả và chuẩn xác hơn. | A. Tóm tắt Lý thuyết Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 9 I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ – Có diện tích lớn nhất nước ta : trên 101 nghìn km2 (chiếm khoảng 30,5% diện tích). – Số dân nghìn người (12,9% dân số cả nước- năm 2014). – Gồm các tỉnh: + Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. + Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh. -Tiếp giáp : Trung Quốc, Thượng Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Miền núi Bắc Bộ đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc còn ở phía Đông Bắc phần lớn là địa hình núi trung bình. (địa hình có ảnh hưởng lớn đến khí hậu) – Khí hậu với mùa đông lạnh, trồng cây ưa lạnh, hoa quả – Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về: * Tài nguyên khoáng sản: tập trung nhiều nhất nước ta. + Đất feralit: trồng cây chè là thế mạnh của vùng. + Thuỷ năng: phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà ) * Khó khăn: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác. B. Ví dụ minh họa Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 9 Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Hướng dẫn trả lời: - Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TN TN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu. - Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới. Đây còn là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và có di tích lịch sử Điện Biên Phủ - Vị trí địa lý tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc và Lào ở phía Tây - Là địa
đang nạp các trang xem trước