TAILIEUCHUNG - Thực tiễn quốc tế, bối cảnh trong nước và vấn đề đặt ra cho PPP thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Bài viết này phân tích thực tiễn quốc tế về PPP trong hoạt động STI, chủ yếu của Hoa Kỳ và EU, từ đó, đánh giá bối cảnh để xác định loại vấn đề mà PPP trong hoạt động STI ở Việt Nam cần và có thể thực hiện được trong giai đoạn 10 năm tới. | JSTPM Tập 5, Số 1, 2016 NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ THỰC TIỄN QUỐC TẾ, BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PPP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Võ Hưng Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Tóm tắt: Quan hệ đối tác công tư, đồng tài trợ (PPP) thực hiện nhiệm vụ KH&CN được Đảng và Nhà nước coi là giải pháp quan trọng để tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Nghiên cứu thực tiễn quốc tế cho thấy khái niệm PPP được dùng trong nhiều lĩnh vực với nghĩa rất khác nhau, dễ gây nhầm lẫn. Trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) khái niệm PPP cũng được dùng để chỉ những tương tác công tư rất đa dạng. Mỗi thiết kế PPP cụ thể phụ thuộc vào loại vấn đề cần giải quyết, bối cảnh, điều kiện, năng lực hợp tác của các bên và nhiều yếu tố khác. Bài viết này phân tích thực tiễn quốc tế về PPP trong hoạt động STI, chủ yếu của Hoa Kỳ và EU, từ đó, đánh giá bối cảnh để xác định loại vấn đề mà PPP trong hoạt động STI ở Việt Nam cần và có thể thực hiện được trong giai đoạn 10 năm tới. Từ khóa: Quan hệ đối tác công tư; Khoa học, công nghệ và đổi mới; PPP; STI. Mã số: 16022201 1. Khái niệm và sự cần thiết . Đặc điểm và ý nghĩa PPP trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới (viết tắt theo thông lệ quốc tế là STI), được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở một thái cực, có quan điểm cho rằng mọi tương tác có sự tham gia của đối tác công và đối tác tư, trực tiếp hay gián tiếp, cùng đóng góp nguồn lực hay thông qua giao dịch thị trường đều được coi là PPP. Ở một thái cực khác, chỉ những tương tác công tư thỏa mãn đồng thời nhiều tiêu chí khác nhau mới được coi là PPP. OECD (1998) cho rằng “PPP được hiểu là bất cứ mối quan hệ nào dựa trên đổi mới, theo đó, các đối tác công và tư cùng tham gia đóng góp nguồn lực tài chính, nhân lực, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, trực tiếp hoặc bằng .
đang nạp các trang xem trước