TAILIEUCHUNG - Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Việt Nam 10 năm đầu thế kỉ XXI
Bài viết Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Việt Nam 10 năm đầu thế kỉ XXI trình bày: Khám phá tiềm năng sức mạnh của ngôn ngữ dân gian, các nhà văn đương đại, trên hành trình về nguồn đã lưu giữ trong truyện ngắn nhiều tinh hoa của thành ngữ, tục ngữ,. . | THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 10 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI LÊ BIÊN THÙY – BÙI THANH TRUYỀN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Với khát vọng thử nghiệm và không ngừng khám phá tiềm năng sức mạnh của ngôn ngữ dân gian, các nhà văn đương đại, trên hành trình về nguồn đã lưu giữ trong truyện ngắn nhiều tinh hoa của thành ngữ, tục ngữ. Sự lên ngôi của hệ thống ngôn ngữ này là minh chứng rõ nét cho nỗ lực tìm kiếm chất liệu mới, phản ánh đúng bản chất, quy luật vận động, phát triển của văn xuôi đương đại nói chung và truyện ngắn 10 năm đầu thế kỷ XXI nói riêng. 1. ƯU THẾ CỦA “MÔ NGHỆ THUẬT TRONG NGÔN NGỮ DÂN GIAN Vẫn nằm trong đồ thị phát triển chung của ngôn ngữ văn học dân tộc, nhưng chất liệu trong sáng tác mười năm đầu thế kỉ XXI được khai thác, tái tạo theo nhiều chiều kích mới. Tiếp cận truyện ngắn thập kỉ này, người đọc không khó để nhận ra sự dụng công lựa chọn và sử dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu đố, vè và cả đồng dao của người viết trong quá trình phản ánh hiện thực, khơi sâu thế giới tế vi nơi tâm hồn con người. Đó là những mảnh ghép hoàn hảo trong cấu trúc tác phẩm, thể hiện rõ những cách tân về mặt thi pháp. Việc tiếp nhận, thanh lọc ngôn ngữ dân gian để đưa vào tác phẩm góp phần tăng cường khả năng phát triển mạch truyện, khắc hoạ nhân vật điển hình, xây dựng kết cấu cốt truyện, lạ hóa phương thức trần thuật, tái hiện hiện thực Sự sắp đặt, vay mượn hệ thống thành ngữ, tục ngữ một cách tự nhiên, không cố “nắn chữ cho vừa khuôn” hoặc lạm dụng quá đà đã tạo được một mê trận ngôn từ vừa chân phương, mộc mạc, vừa rắn rỏi, lạnh lùng, lại vừa chân thực, truyền tải những triết lý, suy nghiệm của dân gian trong cách nhìn nhận về con người và cuộc đời. Chính vì thế, hệ thống ngôn ngữ truyền thống này đã tồn tại đẳng lập, phát huy ưu thế của mình bên cạnh ngôn ngữ hiện đại, trở thành “sứ giả” trong quá trình phản ánh hiện thực, biểu đạt thông tin và xây dựng thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khơi nguồn và tạo sinh mạnh mẽ sức mạnh của các
đang nạp các trang xem trước