TAILIEUCHUNG - Đánh giá tính đa dạng và hoạt tính sinh học của xạ khuẩn ở rừng ngập mặn Xuân Thủy - Nam Định
Trong nghiên cứu này, tiến hành thu thập các mẫu đất ở các điểm khác nhau trong rừng ngập mặn Xuân Thủy để đánh giá độ đa dạng của xạ khuẩn tại khu vực này bằng cả hai hướng tiếp cận, phân lập và DGGE. Đồng thời, một số hoạt tính sinh học của các chủng xạ khuẩn phân lập được cũng được khảo sát trong nghiên cứu này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA XẠ KHUẨN Ở RỪNG NGẬP MẶN XUÂN THỦY - NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THU THỦY, NGUYỄN THỊ VÂN, NGUYỄN KIM NỮ THẢO Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội Xạ khuẩn là một trong những nhóm vi sinh vật rất quan trọng bởi khả năng cung cấp một lượng lớn các sản phẩm trao đổi chất sơ cấp và thứ cấp có ý nghĩa trong công nghiệp, dược phẩm, nông nghiệp như các loại enzym, chất kháng sinh, chất kháng nấm, chất ức chế các dòng tế bào ung thư [6]. Hầu hết các chất có hoạt tính sinh học này được phát hiện từ các chủng xạ khuẩn phân lập được ở trên cạn [10]. Tuy nhiên, khả năng phát hiện các hoạt chất mới từ xạ khuẩn trên cạn ngày càng giảm dần và các nhà khoa học đã và đang chuyển sang khai thác tiềm năng nghiên cứu xạ khuẩn từ biển. Nhiều loài xạ khuẩn mới đã được phát hiện từ biển thuộc các chi Dietzia, Rhodococcus, Streptomyces, Salinispora, Marinophilus, Solwaraspora, Salinibacterium, Aeromicrobium, Williamsia và Verucosispora trong thời gian gần đây. Theo đó, nhiều chất mới cũng được công bố có nguồn gốc từ xạ khuẩn biển, trong số đó, có rất nhiều chất có hoạt tính sinh học quý, có khả năng kháng vi khuẩn, kháng tế bào ung thư như Abyssomicin C [9], Diazepinomicin [2], Salinosporamide A [3] Tuy nhiên, các nghiên cứu phân lập thường chưa có đánh giá được toàn diện mức độ đa dạng sinh học của xạ khuẩn bởi vì cho đến nay, đa số xạ khuẩn vẫn chưa nuôi cấy được. Chính vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện và khách quan hơn về độ đa dạng của xạ khuẩn, phương pháp điện di Gradient Gel biến tính (DGGE) đã được phát triển và sử dụng rộng rãi [7]. Trong phương pháp này, một đoạn gen 16S rDNA được nhân lên bằng cặp mồi đặc trưng cho xạ khuẩn, sau đó được phân tách trên gel polyacrylamide với gradient biến tính. Các đoạn DNA với thành phần nucleotide khác nhau sẽ biến tính ở các nồng độ chất biến tính khác nhau. Sự phân bố và số lượng băng có trên
đang nạp các trang xem trước