TAILIEUCHUNG - Thành phần loài và phân bố của sinh vật đáy vùng ven biển tỉnh Bình Định
Việc nghiên cứu về sinh vật đáy ở vùng ven biển tỉnh Bình Định là rất cần thiết, góp phần cung cấp những dẫn liệu về đa dạng thành phần loài sinh vật đáy ở vùng ven biển Bình Định nói riêng và vùng ven biển Việt Nam nói chung. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT ĐÁY VÙNG VEN BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH BÙI QUANG NGHỊ, NGUYỄN THỊ MỸ NGÂN, PHAN THỊ KIM HỒNG, ĐÀO TẤN HỌC Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với bờ biển dài 134 km; có nhiều đầm, phá và vịnh lớn như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại, phá Công Khánh, vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới. Ngoài ra, các điều kiện tự nhiên (chất đáy, nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy, oxy hòa tan,.) rất thích hợp cho nhiều loài sinh vật biển nói chung và sinh vật đáy nói riêng sinh sống và phát triển. Cho đến nay, sinh vật đáy ở vùng triều ven biển tỉnh Bình Định hầu như chưa được điều tra nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sinh vật đáy ở vùng ven biển tỉnh Bình Định là rất cần thiết, góp phần cung cấp những dẫn liệu về đa dạng thành phần loài sinh vật đáy ở vùng ven biển Bình Định nói riêng và vùng ven biển Việt Nam nói chung. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các mẫu sinh vật đáy thu thập ở 24 điểm ở vùng ven biển tỉnh Bình Định. - Mẫu vật được thu thập trong các chuyến khảo sát vùng ven biển Bình Định, giới hạn giữa 13037’ và 14034’ vĩ độ Bắc, từ Cù Lao Xanh đến Mũi Kim Bồng, từ ngày 23/8/2001 đến ngày 31/8/2001 (ở độ sâu từ 4,70- 53,80 m). (Hình 1). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Mẫu trầm tích đáy được thu bằng cuốc Petersen có diện tích cỡ 1/15 m2, mỗi điểm thu 04 mẫu. Trầm tích đáy sau khi lấy lên được rây rửa qua hệ thống rây nhiều tầng, tầng dưới cùng có mắt lưới nhỏ nhất là 1 mm2. Mẫu sinh vật được thu và ngâm vào cồn 700. Toàn bộ quá trình điều tra trên biển và xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm đều dựa vào “Qui phạm điều tra biển” – Phần sinh vật đáy (1980) [10]. Hình 1. Bản đồ địa điểm thu mẫu sinh vật đáy vùng ven biển tỉnh Bình Định - Sử dụng chỉ số đa dạng của quần xã Shannon-Weiner (H’) để đánh giá tính đa .
đang nạp các trang xem trước