TAILIEUCHUNG - Đa dạng thực vật hạt kín vùng ven biển tỉnh Quảng Trị
Nội dung bài viết tiến hành nghiên cứu thảm thực vật hạt kín ở vùng cát tỉnh Quảng Trị, nhằm xây dựng cơ sở cho việc cải tạo, phát triển và tăng độ che phủ vùng cát theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THỰC VẬT HẠT KÍN VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ TRẦN THỊ HÂN, LÊ TUẤN ANH Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ĐỖ HỮU THƢ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN TRƢỜNG KHOA Sở Tài nguyên và Môi trường, Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị có diện tích khoảng km2, trong đó vùng đất cát chiếm diện tích khá lớn. Rú trên cát đỏ có khoảng vài chục ha ở Vĩnh Nam, phía Đông Bắc của Hồ Xá; rú cây trên cát trắng và trắng xám phổ biến ở Hải Lăng, Triệu Phong; rú cây trên cát vàng xám phân bố ở Gio Thành (Gio Linh), Vĩnh Thái (Vĩnh Linh). Chính sự không đồng nhất về địa hình và trải dài nên hình thành nhiều sinh cảnh nhƣ đất cát ven biển, đất cát nội đồng, đất ngập nƣớc định kỳ [11]. Thực vật vùng cát không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp và dƣợc liệu mà còn có vai trò quan trọng trong việc tạo nên dải rừng phòng hộ ven biển, cải thiện khí hậu, hạn chế nạn cát bay, cát chạy, tạo thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế trên vùng cát. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thảm thực vật hạt kín ở vùng cát tỉnh Quảng Trị, nhằm xây dựng cơ sở cho việc cải tạo, phát triển và tăng độ che phủ vùng cát theo hƣớng bảo tồn đa dạng sinh học. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm Dãi đất cát ven biển Quảng Trị, và các rừng rú cát thuộc các huyện Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong. 2. Thời gian: Chúng tôi tiến hành thu mẫu từng tháng trong thời gian 2 năm 2012 -2014. 3. Phƣơng ph p - Ngoài thực địa: Áp dụng phƣơng pháp điều tra theo hệ thống tuyến và ô tiêu chuẩn điển h nh (kích thƣớc 20 x 20 m) kết hợp với thu thập mẫu vật. Mẫu vật đƣợc chụp h nh và mô tả ngắn ngọn các đặc điểm h nh thái tại thực địa. - Phòng thí nghiệm: Phân tích mẫu dƣới kính hiển vi soi nổi theo phƣơng pháp của Klein R. M. & Klein D. T. (1979) [6] . Định .
đang nạp các trang xem trước