TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa truyền thuyết của người Tày và lễ hội về người anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc
Dân tộc Tày có đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc, trong đó phải kể đến các truyền thuyết dân gian về người anh hùng. Vậy, có mối quan hệ nào giữa truyền thuyết của người Tày và các lễ hội về người anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc không? Nếu có, thì hiện nay nó như thế nào? bài viết "Mối quan hệ giữa truyền thuyết của người Tày và lễ hội về người anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc" để cùng giải đáp thắc mắc về vấn đề này. | MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT CỦA NGƯỜI TÀY VÀ LỄ HỘI VỀ NGƯỜI ANH HÙNG LỊCH SỬ Ở VÙNG ĐÔNG BẮC Hà Xuân Hương Người Tày có số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta, cư trú ở hầu khắp các địa phương trong cả nước nhưng chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. Trải qua sự phát triển thăng trầm của lịch sử xã hội, dân tộc Tày đã tự tạo sự đề kháng để bảo tồn bản sắc văn hóa của riêng mình. Dân tộc Tày có đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc, trong đó phải kể đến các truyền thuyết dân gian về người anh hùng. Người anh hùng không chỉ là đối tượng tôn vinh, ngợi ca của truyền thuyết mà còn là đối tượng được thờ phụng tại các đình, đền và trong lễ hội. Vậy, có mối quan hệ nào giữa truyền thuyết của người Tày và các lễ hội về người anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc không? Nếu có, thì hiện nay nó như thế nào? 1. Quan hệ hai chiều giữa truyền thuyết của người Tày và lễ hội về người anh hùng lịch sử ở vùng Đông Bắc Từ việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết về các anh hùng lịch sử và lễ hội dân gian của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc ở vai trò qua lại giữa truyền thuyết và lễ hội ở các thời kì khác nhau, ở sự phản ánh người anh hùng và các sự kiện lịch sử, chúng tôi nhận thấy rằng có tồn tại mối quan hệ gắn bó giữa hai vi hệ văn hóa này. Thứ nhất, đó là quan hệ mang tính vĩnh viễn, thể hiện rõ ở sự liên hệ về mặt nội dung của truyền thuyết và các nghi thức, vật phẩm dâng cúng, sự kiêng kị, các màn diễn xướng trong lễ hội trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của lễ hội. Đó là một quá trình xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai. Thứ hai, đó là quan hệ hai chiều, mang tính tương tác, bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện rõ ở vai trò qua lại giữa truyền thuyết và lễ hội: truyền thuyết đóng vai trò nội dung, cơ sở niềm tin cho lễ hội, có ảnh hưởng lớn tới sự nảy sinh và phát triển của lễ hội. Đến lượt mình, lễ hội giúp lưu giữ truyền thuyết, hiện thực hóa niềm tin trong truyền thuyết thông qua các nghi thức thờ cúng và các màn .
đang nạp các trang xem trước