TAILIEUCHUNG - Pháp luật về tham gia giao thông của người khuyết tật – Từ quy định đến thực tiễn thực hiện
Bài viết này tập trung phân tích quy định pháp luật về quyền tham gia giao thông của NKT và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hà nội, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo hơn nữa quyền tham gia giao thông cho NKT trong giai đoạn hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 1 (2016) 50-59 Pháp luật về tham gia giao thông của người khuyết tật – Từ quy định đến thực tiễn thực hiện Nguyễn Hiền Phương* Khoa Pháp luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 02 tháng 01 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 2 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 3 năm 2016 Tóm tắt: Để có thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, thì tham gia giao thông là nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân. Đối với người khuyết tật (NKT), quyền tham gia giao thông không chỉ dừng lại ở việc quy định và đảm bảo quyền di chuyển cá nhân mà còn đảm bảo tiếp cận các công trình, phương tiện giao thông công cộng. Trong thời gian qua, bằng việc ban hành Luật người khuyết tật năm 2010 và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT, Việt Nam đã thực sự tiến một bước trong việc quy định đảm bảo thực hiện quyền của NKT. Mặc dù vậy, những bất cập trong quy định và khó khăn trong thực hiện quyền tiếp cận giao thông của NKT vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến. Bài viết này tập trung phân tích quy định pháp luật về quyền tham gia giao thông của NKT và thực tiễn thực hiện trên địa bàn thành phố Hà nội, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo hơn nữa quyền tham gia giao thông cho NKT trong giai đoạn hiện nay. Từ khoá: Người khuyết tật, giao thông, tiếp cận, phương tiện công cộng. 1. Người khuyết tật và pháp luật về tham gia ∗ giao thông của người khuyết tật mô hình xã hội là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến việc phân biệt đối xử, tách biệt NKT khỏi cộng đồng [1]. Để phù hợp với khái niệm NKT trong Công ước về quyền của NKT năm 2006 thì khái niệm “Người khuyết tật” chính thức được đưa ra trong Luật Người khuyết tật năm 2010. Tại khoản 1 Điều 2 Luật này, NKT được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
đang nạp các trang xem trước