TAILIEUCHUNG - Trống đồng Đông Sơn Quốc Bảo của dân tộc Việt Nam
Bài viết "Trống đồng Đông Sơn Quốc Bảo của dân tộc Việt Nam" phân tích nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn Quốc Bảo và các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | Nghiên cứu - Trao đổi TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN QUỐC BẢO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM VI QUANG THỌ* Chúng tôi có dịp "trở về cội nguồn" tham quan Lễ hội đền Hùng mồng 10 tháng 3 năm Tân Mão (2011) và tham dự Hội thảo khoa học quốc tế:"Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên trong xã hội hiện đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ vua Hùng ở Việt Nam)" do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và UNESCO Việt Nam đồng tổ chức. Tham gia Hội thảo có đại diện nhiều cơ quan, Sứ quán và Đoàn ngoại giao tại Việt Nam cùng các nhà khoa học đến từ nhiều nước: Úc, Canađa, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Đan Mạch, và gần 100 nhà khoa học Việt Nam. Theo chúng tôi được biết, từ khi Lễ hội đền Hùng trở thành Quốc lễ, thì mỗi lần tổ chức được tiến hành quy mô hơn, hoành tráng hơn và trong một không gian rộng lớn hơn. Đó là điều mừng bởi Nhà nước và nhân dân đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Khu di tích đền Hùng ngày càng khang trang để xứng đáng là nơi diễn ra Quốc lễ, xứng đáng là cội nguồn "nghìn năm văn hiến" của đất nước và dân tộc.* Khách thập phương, đặc biệt là du khách nước ngoài tham quan Lễ hội đền Hùng rất ấn tượng với những cảnh mô phỏng sinh hoạt dân gian thời đại các vua Hùng. Chẳng hạn, cảnh các chàng trai giã xôi làm bánh dày, các * TS. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. cô gái tươi cười quây quần bên nhau gói bánh chưng để tạo nên "trời tròn" như bánh dày và "đất vuông" như bánh chưng (theo quan niệm của người Việt cổ). "Trời tròn, đất vuông" là biểu tượng của "dương - âm" giao hoà, hợp cẩn tạo nên vũ trụ và thế giới muôn loài. Bánh dày, bánh chưng còn là biểu tượng của sự giàu có và trù phú của xóm làng thuộc nền nông nghiệp lúa nước thời các vua Hùng bên dòng sông Cả - sông Cái sông Hồng. Du khách thấy tâm hồn thư giãn khi nghe, nhìn các cô, các chị múa hát điệu dân gian "hát Xoan", gợi nhớ cảnh sinh hoạt nông thôn yên bình, êm ả trong mỗi xóm làng, trong mái nhà tranh giản dị, đơn sơ thuở nào với "những ngọn khói lam chiều" thơm mùi
đang nạp các trang xem trước