TAILIEUCHUNG - Quan điểm phát triển nhanh và bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Bài viết này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển hài hòa: kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ, - nghĩa là sự phát triển luôn luôn được diễn ra trong trạng thái cân bằng động. | QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM * NGÔ ĐÌNH XÂY Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - (IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế, mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai."1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển hài hòa: kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ, - nghĩa là sự phát triển luôn luôn được diễn ra trong trạng thái cân bằng động. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội. phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 trụ cột chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Rõ ràng là, phát triển bền vững đã trở thành một nội dung cấu thành tất yếu, một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước. Sở dĩ có và hình thành được cách tiếp cận này trong chiến lược phát triển của các nước là do “nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa.), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt)”2. * . Ban Tuyên giáo Trung ương. Xem: Từ điển bách khoa mở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.