TAILIEUCHUNG - Đổi mới hệ tư tưởng chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Bài viết phân tích các quan điểm mới trong hệ tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Đó là những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, về vấn đề quan hệ giữa các quốc gia, về hệ thống chính trị, về việc thực hiện dân chủ. | Đổi mới hệ tư tưởng chính trị ở Việt Nam. ĐỔI MỚI HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY DƯƠNG PHÚ HIỆP * Tóm tắt: Bài viết phân tích các quan điểm mới trong hệ tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Đó là những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, về vấn đề quan hệ giữa các quốc gia, về hệ thống chính trị, về việc thực hiện dân chủ. Theo tác giả, những quan điểm mới đó đã làm cho bộ mặt chính trị nước ta thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Từ khóa: Đổi mới, hệ tư tưởng chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống quan điểm về chính trị bao gồm: các quan điểm về giai cấp và quan hệ giai cấp (đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp), về dân tộc và quan hệ dân tộc, về quốc gia và quan hệ quốc gia, về hệ thống chính trị và quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống đó; về các hoạt động chính trị, Hệ tư tưởng chính trị đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động chính trị và các quan hệ chính trị của cá nhân và cả cộng đồng. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới hệ tư tưởng chính trị. Lý do trước hết cần phải đổi mới hệ tư tưởng chính trị là sự thay đổi của tình hình trong nước và trên thế giới; hệ tư tưởng được hình thành trước đây cần phải thay đổi cho phù hợp với xu thế chính trị quốc tế hiện nay. Lý do thứ hai là quan điểm chính trị hình thành trước đây có những hạn chế nhất định (như chủ quan duy ý chí, nóng vội, giáo điều, bảo thủ trì trệ.). Hệ tư tưởng chính trị giai đoạn từ năm 1986 đến nay có nhiều quan điểm mới so với giai đoạn trước, trong đó có những quan điểm sau.(*) Thứ nhất, quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã .
đang nạp các trang xem trước