TAILIEUCHUNG - Bài giảng bộ môn Dược lý học: Thuốc sát khuẩn (cũ)
Nội dung chính được trình bày trong bài giảng gồm có: Các thuốc sát khuẩn được xếp loại theo các nhóm hoá học, các tác dụng của thuốc sát khuẩn trên tế bào vi khuẩn, cơ chế tác dụng sát khuẩn, các thuốc sát khuẩn chính,. . | THUỐC SÁT KHUẨN (CŨ) * Định nghĩa : Thuốc sát khẩn là những thuốc bôi, rửa ngoài da, bào chế bằng những hoá chất, được dùng để diệt khuẩn, làm sạch da trước khi mổ, trước khi tiêm, làm sạch các vết thương. 1. Các thuốc sát khuẩn được xếp loại theo các nhóm hoá học: . Các chất chứa Halogen: Clorua vôi, Cloramin, các dụng dịch iod. Các chất oxy hoá: Hydro peroxit, Kaliperman ganat. Các muối kim loại nặng: Thuỷ ngân Diclorua, Bạc nitrat, Protacgon, Kẽm sulpat. Cồn: Etylic. Trong y học chỉ dùng Etylic - nồng độ 700 là tốt nhất, nồng độ cao ( 900 làm khô và săn da quá mạnh ). Nhóm Focmandehyd: Formon ( Formalin ). Nhóm Phenal: Acid hydroxybenzoic. Acid bore: Salysylic. 2. Các tác dụng của thuốc sát khuẩn trên tế bào vi khuẩn: Thuốc sát khuẩn tác động trên vi khuẩn nhanh hơn thuốc kháng sinh. Gắn vào bề mặt vi khuẩn, loại diệt khuẩn gắn được sau vài giây và tác động trên những thành phần khác nhau của tế bào vi khuẩn. - Tác động lên màng bào tương: Là tác dụng quan trọng nhất với nồng độ thấp của thuốc, thuốc huỷ tính thấm của màng. Vi khuẩn mất những thành phần sống còn ( như ADN ). - Tác động trên chuyển hoá tế bào: Tác dụng lên hệ hô hấp của vi khuẩn. - Tác dụng trên virus ( chưa rõ): Các phenon, dẫn chất chứa Cl, làm mất hoạt tính của virus. 3. Cơ chế tác dụng sát khuẩn: - Tác động trên thành vi khuẩn. - Tác động trên màng vi khuẩn làm thay đổi các thành phần của tế bào. - Tác động trên Acid nhân. Kết quả vi khuẩn bị kìm hãm hoặc bị diệt. 4. Các thuốc sát khuẩn chính: . Phenal ( B ) độc , không uống được vì độc, có thể chết. - Dẫn chất của Phenal: + Acid hydroxybenzoic - Chất bảo quản trong công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược ( kem bôi rửa mặt ). . Clorhexidin. - Tác dụng kìm và diệt khuẩn rộng, ít độc với ngưới. Dùng dưới dạng dung dịch nước, dung dịch rượu, thuốc mỡ, thuốc đánh răng, nước xúc miệng v v. để sát khuẩn da, niêm mạc, rửa tay trước lúc mổ. - Còn dùng trong phụ khoa, khoa tiết niệu ( rửa bàng quang ), tắm người bỏng. . Halogen. Halogen chống khuẩn, chống vius rất có hiệu lực. Cl, Br, F. Có tính kích thích, dùng làm chất tẩy uế, sát khuẩn trên da. - Clo tẩy uế mạnh, dùng trong nước uống, bể bơi , bát đĩa, dụng cụ thực phẩm. - Cloramin B: Để rửa các vết thương, điều trị tổn thương da có mủ ( dung dịch 0,5-2%). Để rửa mắt, rửa tay, bơm rửa ( dung dịch 0,2 - 0,5%). - Iod: Tan trong cồn, diệt khuẩn rộng, kể cả trực khuẩn lao. Diệt cả virus, nấm (dung dịch 5%). Độc không được uống ( chết sau uống 30 ml). . Kali pecmanganat ( thuốc tím KMnO4). Tan trong nước, màu đỏ tím - Dung dịch 0,1% - Là 1 chất chống oxy hoá mạnh - Dùng để: Rửa các vết thương, các vết bỏng và loét, khi phân huỷ mất tác dụng, dung dịch trở màu nâu. . Chất oxy hóa. - Nước oxy già ( H2O2) Peroxydhydro, dung dịch 3%, hoặc mọi chế phẩm giải phóng được H2O2 ( Perborat) ( NaBO3. 4H2O). . Kẽm Sulfat ( Dung dịch 0,25% , 0,5 %). Được dùng khi viêm kết mạc dưới dạng thuốc rỏ giọt mắt. Ngoài sát trùng cón tác dụng làm giảm xuất tiết viêm. . Acid boric. Dung dịch 2% , 4% . Để súc miệng, rửa mặt. Dung dịch 5%, 10% dạng pomat, bôi da, niêm mạc, chống nhiễm khuẩn. Etacridin lactat ( Rivanon ) (B ), dung dịch 1: 500, mỡ 2%. Tác dụng mạnh trong nhiễm trùng do các cầu khuẩn không kích thích tổ chức. Để điều trị vết thương có mủ và rửa các khoang v v.
đang nạp các trang xem trước