TAILIEUCHUNG - Bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay
Trước những hậu quả trên của nạn bạo hành phụ nữ, bài viết tập trung làm sáng tỏ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam, đánh giá khái quát thực trạng và hậu quả của nó đối với sự phát triển xã hội; đồng thời phân tích thực chất của bạo hành phụ nữ dưới góc độ của người làm công tác xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp cơ bản khắc phục nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam, góp phần quan trọng vào giải phóng phụ nữ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (72) - 2013 BẠO HÀNH PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY TRẦN ANH THƯ* Tóm tắt: Bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay đang là tiếng chuông báo động và vấn nạn của xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bạo hành phụ nữ gây ra hệ lụy của sự suy kiệt sức khỏe phụ nữ, sự phát triển lệch lạc nhân cách trẻ thơ và sự suy đồi nghiêm trọng về văn hóa, đạo đức xã hội, cản trở tiến trình thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, tự do, hạnh phúc của Đảng và Nhà nước ta. Trước những hậu quả trên của nạn bạo hành phụ nữ, bài viết tập trung làm sáng tỏ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam, đánh giá khái quát thực trạng và hậu quả của nó đối với sự phát triển xã hội; đồng thời phân tích thực chất của bạo hành phụ nữ dưới góc độ của người làm công tác xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp cơ bản khắc phục nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam, góp phần quan trọng vào giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình Việt Nam bình đẳng, tự do, ấm no và hạnh phúc. Từ khóa: Bạo hành, tệ nạn bạo hành phụ nữ, gia đình. Mở đầu Phụ nữ là một nửa của hành tinh; là trụ cột của sự êm ấm, hạnh phúc trong mỗi gia đình; góp phần quan trọng tạo nên hương sắc, sức mạnh của cuộc sống. Nếu trong gia đình phụ nữ đóng vai trò là “nội tướng” giữ lửa và hơi ấm cho các thành viên, thì trong xã hội họ cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, thân phận và địa vị của người phụ nữ cũng có những nét đặc trưng. Chẳng hạn, ở Việt Nam dưới thời phong kiến người phụ nữ không tham gia các hoạt 46 động xã hội, không có công ăn việc làm và thu nhập, chỉ thực hiện thiên chức sinh con và nội trợ, phụ thuộc nhiều vào người đàn ông trong gia đình, bị coi thường và xem nhẹ.(*)Trong chế độ xã hội mới người phụ nữ trong gia đình và xã hội được bình đẳng như nam giới. Nhiều phụ nữ không chỉ giỏi việc .
đang nạp các trang xem trước