TAILIEUCHUNG - Tiểu luận: Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp NN

Thực tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy, cải cách chế độ cổ phần được coi là một đột phá lý luận kinh tế | Để khắc phục những tồn tại trên, đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN trong thời gian tới, cần phải tiếp tục đổi mới DNNN cơ bản hơn, mạnh mẽ hơn. Những DNNN cần được đổi mới trong những năm tới chính là những DN có vị trí hết sức quan trọng, kết quả đổi mới bộ phận DNNN chiếm giữ hơn 80% tổng lượng vốn của Nhà nước này sẽ tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể, phải thu hẹp mạnh hơn diện DN 100% vốn nhà nước, nói chung đại bộ phận DNNN tồn tại dưới hình thức đa sở hữu. Bên cạnh đó, cần tập trung hơn nữa DNNN, mà chủ yếu là những DN trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối nhưng không nhất thiết trên 51%, vào một số ngành, lĩnh vực rất then chốt của nền kinh tế. Trước mắt, cần quy định rõ theo hướng mở rộng những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX). Phải hình thành các DN lớn, các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, nòng cốt là sở hữu nhà nước. Việc sắp xếp các DNNN phải kết hợp nguyên tắc ngành và lãnh thổ. DNNN phải thực sự hoạt động theo chế độ công ty; phải có quyền tự chủ đầy đủ hơn trên thị trường. Phải thực hiện đúng nguyên tắc thị trường, không được áp đặt chủ quan, duy ý chí, trái nguyên tắc thị trường trong việc sắp xếp, CPH DNNN như: không nên sáp nhập những DNNN đang thua lỗ, đang trong tình trạng phá sản vào những DN mạnh, tạo gánh nợ cho các DN này; không nên áp dụng hình thức công ty TNHH một thành viên là Nhà nước đối với những DN thuộc diện CPH; không nên CPH những DN đang trong tình trạng thua lỗ mà chưa có phương án kinh doanh mới.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.