Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tách chiết flavonoid từ cây cúc tần (Pluchea indica (L.) Less) và bước đầu đánh giá hoạt tính sinh học của chúng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Nghiên cứu tách chiết flavonoid từ cây cúc tần (Pluchea indica (L.) Less) và bước đầu đánh giá hoạt tính sinh học của chúng trình bày việc chiết xuất flavonoid tổng số có trong cúc tần Việt Nam cũng như đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hóa của các mẫu cao chiết tổng số và mẫu cao chiết flavonoid sau tinh sạch. | Thông tin khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT FLAVONOID TỪ CÂY CÚC TẦN Pluchea indica L. LESS VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG NGUYỄN THỊ TRANG 1 LƯU ANH VĂN 2 NGUYỄN ĐỨC TRUNG 1 ĐẶNG MINH HIẾU 3 ĐÀM THÚY HẰNG 1 LÊ TUÂN 1 NGUYỄN TRƯỜNG GIANG 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica L. Less là một cây thuốc nam thuộc họ Cúc. Cúc tần chứa nhiều hợp chất thứ cấp có lợi cho sức khỏe con người nên được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian trong đông y và trong cả y học hiện đại. Ở Việt Nam trong y học cổ truyền lá cành rễ cúc tần được dùng để chữa cảm sốt bệnh đường tiêu hóa lỵ đau nhức xương khớp chấn thương 1 . Trong khi đó ở Trung Quốc nó được dùng để chữa viêm hạch bạch huyết ở Thái Lan nó được dùng chữa bệnh trĩ đau thắt lưng và viêm 2 5 . Ở Ấn Độ nó được sử dụng để chữa một số bệnh như đau thắt lưng sỏi thận đi ngoài ra máu viêm loét hoại tử và teo cơ trĩ kiết lỵ bệnh về mắt ngứa da axit dạ dày khó tiểu đau bụng ghẻ sốt đau cơ kiết lỵ bệnh tiểu đường thấp khớp. Cây hoặc lá của nó được sử dụng phổ biến dưới dạng trà để điều trị bệnh tiểu đường và thấp khớp 3 . Jonathan và cộng sự đã báo cáo về khả năng ức chế tăng sinh và di chuyển của tế bào ung thư u thần kinh đệm GBM8401 và tế bào ung thư cổ tử cung HeLa của dịch chiết thô lá và rễ cây cúc tần. Sau 48 giờ khả năng ức chế tăng sinh và sống sót với hai loại tế bào đó lần lượt là 75 và 70 4 . Buapool và cộng sự đã chứng minh được khả năng chống viêm trong phù tai phù chân ở chuột của dịch chiết ethanol từ lá cúc tần 2 các hoạt tính kháng amip chống oxy hóa ức chế acetylcholinesterase cũng đã được chứng minh 5 6 7 . Một nghiên cứu khác cho thấy cây cúc tần có chứa sesquiterpenoid flavonoid các nhóm chất thơm. 8 . Phan Minh Giang và cộng sự đã phân lập được một số terpenoid phytosterol từ lá cây cúc tần 9 sterol glycerol ester và thiophen từ cành cây cúc tần 10 trong khi đó Jonathan khẳng định được sự có mặt của flavonoid tannin saponin proanthocyanidin trong dịch .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.