TAILIEUCHUNG - Bài giảng Sức bền vật liệu - Chương 8: Ứng suất biến đổi theo thời gian

Chương 8 gồm có những nội dung chính sau: Khái niệm về hiện tượng mỏi của vật liệu, chu trình ứng suất và giới hạn mỏi, cách tính độ bền mỏi, ví dụ ứng dụng. để biêt thêm các nội dung chi tiết. | Ch−ơng 8. ứng suất biến đổi theo thời gian I. Khái niệm về hiện tượng mỏi của vật liệu ⇒ Trong nhiều chi tiết máy hay công trình, ứng suất trên MCN biến đổi theo thời gian. ⇒ Ví dụ, khi một trục quay chịu tải trọng ngang không đổi các thớ dọc của trục luân phiên bị kéo và nén, cứ mỗi vòng quay của trục, ứng suất lại lần lượt qua các giá trị cực đại và cực tiểu (hình ). Một thanh xiên của giàn cầu khi đoàn tàu chạy qua (tải trọng biến đổi) cũng lần lượt bị kéo, nén, . ⇒ Các chi tiết chịu ứng suất biến đổi theo thời gian thường bị phá hỏng đột ngột không có biến dạng d− (tuy làm Hình bằng vật liệu dẻo) và ứng suất còn rất thấp so với giới hạn bền của vật liệu. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng mỏi của vật liệu. ⇒ Hiện tượng mỏi xảy ra là do khi chịu tác dụng của ứng suất biến đổi, tuy giá trị còn thấp hơn giới hạn đàn hồi của vật liệu, những biến dạng dẻo rất nhỏ bắt đầu xuất hiện và phát triển ở những nơi yếu nhất của vật thể (ở những chỗ tập trung ứng suất do thiếu sót khi chế tạo hoặc do ảnh h−ởng của môi trường) dần dần tại những chỗ đó xuất hiện những vết nứt rất bé. Những vết nứt này ngày càng sâu và phát triển trở thành những vết nứt lớn, MCN của vật thể bị thu hẹp dần và cuối cùng khi không còn đủ để chịu lực nữa thì vật thể bị phá hoại đột ngột. ⇒ Hiện tượng mỏi được đặc biệt chú ý trong kĩ thuật. Chừng 90% các chi tiết máy bị hỏng do nguyên nhân mỏi. Vì thế, khi tính toán các chi tiết chịu ứng suất biến đổi, cần kiểm tra độ bền mỏi của chúng. II. Chu trình ứng suất và giới hạn mỏi 1. Chu trình ứng suất ⇒ Khi ứng suất p (p có thể là σ hoặc τ) biến đổi theo thời gian t sao cho: p ( t + T ) = p ( t ) , thì p(t) được gọi là ứng suất tuần hoàn hoặc ứng suất có chu kì. Khoảng thời gian T được gọi là chu kì ứng suất. Quá trình biến đổi ứng suất ứng với khoảng thời gian 1 (t, t + T) được gọi là chu trình ứng suất. ⇒ Gọi pmax và pmin, theo thứ tự là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của ứng suất p. Đại lượng: p + pmin pm = max () 2 được gọi là ứng .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.