Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần 1 Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non) trình bày đại cương về tiếng Việt, ngữ âm tiếng Việt, từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. . | TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------0 O 0---- Trần Thị Hoàng Yến TIẾNG VIỆT Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non Vinh - 2011 1 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho thầy và trò ngành Giáo dục mầm non chúng tôi đã biên soạn giáo trình Tiếng Việt này. Khi biên soạn giáo trình chúng tôi đã tham khảo một số nội dung từ các giáo trình liên quan của các tác giả Lê A Đoàn Thiện Thuật . đồng thời chúng tôi luôn cố gắng cập nhật những tri thức tiếng Việt hiện đại. Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc có ít nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để cuốn sách hoàn thiện hơn. Tác giả 2 PHẦN I ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt dân tộc Kinh đồng thời cũng là tiếng pho thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta hiểu để xã hội loài người tồn tại và phát triển con người - chủ thể xã hội cần phải lao động. Muốn có của cải vật chất con người cần lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Muốn đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc thì phải tổ chức hoạt động xã hội. Từ đó để thấu hiểu đời sống tâm linh tình cảm của từng cá nhân cộng đồng con người cần hoạt động giao tiếp để trao đổi tâm tư tình cảm. Do đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đắc dụng nhất của con người là ngôn ngữ. Người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt làm công cụ để thực hiện các hoạt động nhận thức tư duy và biểu lộ kết quả tư duy và trao đổi ý kiến truyền đạt kết quả nhận thức tư duy giữa người này với người khác. Điều nữa dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc tồn tại 54 thứ tiếng. Vậy để giao tiếp với người Việt giữa các dân tộc với nhau người Việt Nam dùng tiếng Việt để giao tiếp mang tính chất phổ thông. Do đó tiếng Việt có địa vị cao ưu thế cao và nhiều tính ưu việt. - Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Trong lịch sử dân tộc đã từng có thời kỳ bị các thế lực xâm lược ngoại bang và tầng lớp thống trị .