Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ của hoạt động giải quyết vấn đề với quá trình dạy học, thành phần, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, bài viết trình bày cách đánh giá năng lực giải quyết vấn đề dựa vào hai căn cứ: Quá trình giải quyết vấn đề và sản phẩm hoàn thành của học sinh. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 43-50 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0099 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH Nhữ Thị Việt Hoa Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích: mối quan hệ của hoạt động giải quyết vấn đề với quá trình dạy học; thành phần, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề; các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, bài viết trình bày cách đánh giá năng lực giải quyết vấn đề dựa vào hai căn cứ: quá trình giải quyết vấn đề và sản phẩm hoàn thành của học sinh. Từ khóa: Đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề. 1. Mở đầu Xuất phát từ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời đại mới, ngành giáo dục đã tập trung nghiên cứu, đào tạo thế hệ tương lai có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần thiết. Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực như: năng lực thực hiện của các tác giả Vũ Xuân Hùng, Trịnh Xuân Thu, Nguyễn Thanh Hà; năng lực tự học của các tác giả Phạm Đình Khương, Nguyễn Kim Thành; năng lực trí tuệ của các tác giả Lê Quý Trịnh, Đỗ Văn Cường; năng lực kĩ thuật của tác giả Ngô Văn Hoan [1-5, 9, 12, 13]. Qua tìm hiểu những nghiên cứu về năng lực giải quyết vấn đề của các tác giả Cao Thị Thặng, Nguyễn Cương, Trần Thị Thu Huệ, Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Lộc, Ngô Thị Hải Yến, Phan Anh Tài, tác giả đưa ra những kết luận sau [6–8, 10-12,14, 15]: 1. Dạy học giải quyết vấn đề là một biện pháp góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học thông qua quá trình dạy học. 2. Dựa trên những hướng tiếp cận khác nhau các tác giả đã đưa ra những quan điểm khác nhau về năng lực giải quyết vấn đề. 3. Các hướng nghiên cứu đều chỉ ra được sự cần thiết phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng môn học mà các tác giả đưa ra .