Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông, đưa ra một số nhận định liên quan đến thực trạng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 3-13 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0024 BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1 Nguyễn Hoàng Đoan Huy và 2 Tạ Thị Thu Hiên 1 Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trung học phổ thông Đông Hà, Quảng Trị 2 Trường Tóm tắt. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông là một trong những bộ phận của năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên, là một tiêu chí thuộc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các hoạt động nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên đã và đang thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục; tuy nhiên, trong phạm vị nhà trường, công tác bồi dưỡng này vẫn đang còn bỏ ngỏ. Bài báo phân tích khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông, đưa ra một số nhận định liên quan đến thực trạng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay; qua đó, đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông. Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, trường phổ thông trung học, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục. 1. Mở đầu Đổi mới giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã xác định vai trò của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại với việc thực hiện 4 vai trò cơ bản trong xã hội bao gồm: Nhà giáo dục; Nhà văn hoá – xã hội; Người học suốt đời; và Nhà nghiên cứu [5]. Trong đó, giáo viên được xem là nhà nghiên cứu để giải quyết những vấn đề thực tiễn giáo dục của bản thân, cải tiến chương trình và nhà trường, đóng góp vào sự phát triển nghề (lí luận và thực tiễn). trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân cũng như tập thể sư phạm của nhà trường. Nhằm nâng cao năng lực nghiên .