Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hướng dẫn giải bài 26,27,28 trang 80 SGK Toán 8 tập 1 sẽ gợi ý cho các em học sinh về cách giải các bài tập trong bài luyện tập đường trung bình của tam giác, của hình thang. Để nắm rõ trình tự các bước giải bài tập, mời các em học sinh cùng tham khảo. | Để nắm bắt nội dung của tài liệu một cách chi tiết, mời các em cùng tham khảo đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 26,27,28 trang 80 SGK Toán 8 tập 1: Luyện tập đường trung bình của tam giác” dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 20,21,22,23,24,25 trang 79,80 SGK Toán 8 tập 1". Đáp án và Giải bài 26, 27, 28 trang 80 SGK Toán 8 tập 1: Luyện tập đường trung bình của tam giác, của hình thang – Chương 1 hình học lớp 8.Bài 26 trang 80 SGK Toán 8 tập 1 – Hình học Tính x, y trên hình 45, trong đó AB // CD // EF // GH. Đáp án và hướng dẫn giải bài 26: Ta có AB // EF nên ABFE là hình thang CA = CE và DB = DF nên CD là đường trung bình của hình thang ABFE. Do đó: CD = (AB +EF)/2 = (8+16)/2 = 12 cm Hay x = 12 cm Tương tự CDHG là hình thang, EF là đường trung bình của hình thang CDHG. Nên EF = (CD +GH)/2 ⇒ GH = 2EF -CD = 2.16 – 12 GH = 20 hay y = 20cm Vậy x = 12cm, y = 20cm. Bài 27 trang 80 SGK Toán 8 tập 1 – Hình học Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, K theo thứ tự là trung điểm của AD, BC, AC. a) So sánh các độ dài EK và CD, KF và AB. b) Chứng minh rằng EF ≤ (AB+CD)/2 Đáp án và hướng dẫn giải bài 27: a) Trong ∆ACD có EA = ED, KA = KC (gt) nên EK là đường trung bình của ∆ACD Do đó EK = CD/2 Tương tự KF là đường trung bình của ∆ABC. Nên KF = AB/2 b) Ta có EF ≤ EK + KF (bất đẳng thức trong ∆EFK) Nên EF ≤ EK + KF = CD/2 + AB/2= (AB +CD)/2 Vậy EF ≤ (AB +CD)/2 Bài 28 trang 80 SGK Toán 8 tập 1 – Hình học Cho hình thang ABCD (AB // CD), E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Đường thằng EF cắt BD ở I, cắt AC ở K. a) Chứng minh rằng AK = KC, BI = ID. b) Cho AB = 6cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EI, KF, IK Đáp án và hướng dẫn giải bài 28: a) Vì EA = ED, FB = FC (gt) Nên EF là đường trung bình của hình thang ABCD. Do đó: EF // AB // CD ∆ABC có BF = FC và FK // AB nên: AK = KC ∆ABD có AE = ED và EI // AB nên: BI = ID b) Vi EF là đường .