TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 137 SGK Sinh học 7

Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập chim bồ câu trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ công thức để từ đó biết vận dụng vào giải quyết các dạng bài tập đi kèm. Mời các em tham khảo! | Bài 1 trang 137 SGK Sinh học 7 Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu. Hướng dẫn giải bài 1 trang 137 SGK Sinh học 7: Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ. Bài 2 trang 137 SGK Sinh học 7 Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Hướng dẫn giải bài 2 trang 137 SGK Sinh học 7: Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ). Bài 3 trang 137 SGK Sinh học 7 So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn. Hướng dẫn giải bài 3 trang 137 SGK Sinh học 7: Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu) Kiểu bay lượn (hải âu) Đập cánh liên tục Cánh đập chậm rãi, không liên tục, cánh dang rộng mà không đập Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió   Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 133 SGK Sinh học 7  >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 142 SGK .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.