HƯỚNG DẨN LÀM BÀI
- Đề bài ra theo lối mở, chỉ nêu luận đề mà không giới hạn, không gợi ý, người viết có thể tự lựa chọn vấn đề để nghị luận và sử dụng cách viết phù hợp với vấn đề lựa chọn (thao tác lập luận nào?). “Nghĩ gì về ...” có nghĩa là hoàn toàn do người viết, bởi đề bài đã mở ra một không gian rộng lớn để người viết tự do bàn luận theo chủ kiến và quan điểm của minh.
- Tuy vậy, trước những đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, nói chung, nên bàn luận về hai vấn đề - cùng là hai luận điểm chính của bài làm. Vận dụng vào đề này, ta có hai luận điểm như sau:
+ Hiện tượng môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng đó như thế nào? (thực trạng)
Nêu các biểu hiện xuống cấp ở các mặt.
Phân tích tác hại.
Chỉ ra nguyên nhân.
+ Trước hiện tượng môi trường đang xuống cấp đó, ta phải làm gì? (giải pháp)
- Ở bài nghị luận xã hội này, cần có những minh hoạ tiêu biểu, xác thực, thuyết phục bằng thực tế đời sống. Vì vậy cần chọn lọc, không nên đưa nhiều, bởi đây là bài nghị luận xã hội ngắn, không quá 600 từ.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Danh y cổ đại Hi-pô-crát từng nói: “Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên”. Nhưng chính thiên nhiên đã và đang bị tàn phá nặng nề khiến cho môi trường sống của con người ngày càng xấu đi nghiêm trọng. Cả thế giới đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khẩn cấp về tai hoạ của môi trường đối với đời sống và sức khoẻ con người, trong đó Việt Nam là một trong những nước đáng lo ngại nhất khi việc hủy hoại môi trường đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong cả nước.
Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay ra sao, nó đã bị xuống cấp như thế nào? Có thể nói là ở hầu hết các mặt, ở khắp mọi nơi, mọi lúc, thành phố nông thôn, rừng núi đồng bằng, sông hồ,... đâu đâu cũng thấy môi trường bị phá hoại nghiêm trọng gây nên những tác hại khôn lường. Trước hết là nạn phá rừng ghê gớm của bọn lâm tặc cùng với những vụ cháy rừng trong những năm qua đã xoá đi không ít màu xanh trôn bản đồ rừng của đất nước, và đấy chính là nguyên nhân gây nên nạn lo lụt trong mùa mưa hàng năm, gây thiệt hại to lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân. Một vấn nạn đang làm nhức nhôi người dân cả nước hiện nay, đó là rác thải, nước thải và khí thải, ơ các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Năng, thành phố Hồ Chí Minh... thì rác thải, nước thải, khí thải, bụi bặm và tiếng ồn đã vượt quá giới hạn cho phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân. Và chính các thứ rác thải, nước thải công nghiệp cùng với rác thải, nước thải y tế... đã giết chết nhiều dòng sông trong xanh, vốn là nhừng nguồn nước trong lành cho con người và sinh vật sinh sông từ bao đời nay, như sông Thị Vải với vụ nhà máy Vê-đan ở Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Đáy ở Hà Nội, ... Nhưng điều đau xót nhất lại chính con người là thủ phạm đã giết chết những nguồn sống mà thiên nhiên cho ta, đã hủy hoại không thương tiếc cái môi trường đã nuôi sống ta từ nhiều thế kỉ. Rác thải, nước thải không chỉ làm ô nhiễm những dòng sông mà còn hủy hoại cả môi trường đâ't trồng trọt và cả nguồn nước ngầm dưới lòng đất khiến cho nguồn nước sạch ngày càng ít đi. Ớ thủ đô Hà Nội, các hồ chứa nước gần như bị lâ'p cạn kiệt làm mất đi chức năng điều hoà khí hậu, thêm vào đó những dòng sông thoát nước như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ, vừa bị ô nhiễm trầm trọng vừa không làm được chức năng thoát nước dẫn đến tình trạng úng lụt mà trận lụt lịch sử tháng 11 năm 2008 là một thảm hoạ chưa từng có. Ớ nông thôn, những nơi có làng nghề hoạt động, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng xảy ra như vậy, bởi không có cách gì xử lí rác thải, nước thải và cũng không ai có ý thức làm công việc đó cả.
Thiên nhiên đã cho ta khá nhiều điều tốt lành về môi trường sống, nhưng chính con người lại phá hủy những điều tốt lành đó và chúng ta đã phải trả bằng một giá khá đắt khi môi trường sông quanh ta không còn là môi trường xanh - sạch - đẹp nữa mà là một môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, gây tác hại lớn đến cuộc sống và sức khoẻ của con người. Điều cần nói ở đây chính là ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường trong từng con người, từng công dân đối với đất nước, ngay từ những việc nhỏ nhất như không vứt rác ra đường, tập kết rác đúng chỗ, xử lí rác đúng cách ... đến những việc lớn hơn như trồng cây gây rừng, trồng cây xanh trong thành phố ... Và quan trọng hơn nừa là quyết tâm của Nhà nước, từ trung ương đến địa phương để chặn đứng lại hiện tượng môi trường xuống cấp đó và từng bước cải thiện nó trong một chiến lược bảo vệ môi trường dài hơi với những biện pháp quyết liệt và hữu hiệu nhất.