Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'bí truyền các phép đánh quyền, đao, thương part 3', giải trí - thư giãn, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | cả đan điền. Lúc rảnh rỗi thì nghiên cứu thêm lý thuyết quyền thuật cho sở học được tinh thâm tim thầy hay bạn tốt mà trao đổi học hỏi như thế công phu ngày càng thâm hậu sức tiến có thể vô cùng. Lão Tử nói rằng kẻ khéo giấu thì coi như là không có gì mà người quân tử biết nhiều dung mạo coi như kẻ ngu. Lời nói đó quả là quy tắc cho việc luyện võ. Theo được lời đó mà luyện tập thì tới khi ngộ địch chẳng những trong lòng không hề sợ sệt mà còn đủ khả năng đánh bại kẻ địch bằng cả công phu và cả tâm cả ý. THIẾT SA THỦ Người ta thường lẫn lộn Thiết sa thủ với Thiết sa chưởng nhưng căn cứ vào sự thật thì không giống nhau cho nên mới đặt tên Thủ Chưởng khác nhau. Luyện phép Thiết sa chưởng còn phải rửa tay bằng nước thuốc để khí được lưu hành và bao nhiêu ứ trệ tiêu tan còn luyện phép Thiết sa thủ thì chỉ cần theo đúng cách mà luyện tập lâu ngày thì có thể thành công. Ở đây chỉ xin nói về phương pháp luyện Thiết sa thủ mà thôi. Phép này cũng gọi là Sáp sa nghĩa là dùng bàn tay cắm vào sắt vụn chuyên luyện chỉ kình lúc thành công thì gọi là Thiết sa thủ. Phương pháp luyện tập cũng có trình tự. Trước hết đổ đầy đậu xanh vào cối đá rồi ngồi xồm theo Mã thức mà cắm bàn tay vào đậu mỗi ngày tập ba lần và sáng trưa chiều. Tập như vậy trong vòng một năm đậu đã vỡ chừng phân nữa lúc đó mới thay bằng đậu vàng cứng hơn. Rồi tiếp đó trộn đậu vàng với vụn sắt những vụn sắt nào có cạnh nhọn sắc thì phải bỏ đi. Chừng một năm sau đậu vỡ dần đi thay đậu bằng vụn sắt cứ bớt đậu thì thêm vụn sắt sau cùng thì toàn vụn sắt. Luyện thêm trong vòng hai năm thì thành công. Nếu lúc bắt đầu tập bằng vụn sắt ngay thì nếu xương ngón tay không bị thương tổn da ngón.tay cũng trầy trụa. Trường hợp không dùng cối đá thì có thể dùng cái lu vẫn thường dựng nước cao chừng hai thước rộng chừng tám tấc. Mỗi bàn tay cắm vào 14 lần không nên dùng sức quá nhiều chỉ nên dồn lực vào cổ tay. Trường hợp không dùng đậu thì dùng loại lúa đen. Vùng Xuyên bắc thường dùng cách này khi thành còng gọi là Ngũ độc thần sa