Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'văn học – giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học part 5', khoa học xã hội, - ko xu dung - văn học việt nam phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ở câu bát vừa đối ý vừa đối thanh. Thông thường ở câu bát đã có đối ý thì có đối thanh vì âm tiết thứ tư là trắc âm tiết thứ 8 là bằng trừ trường hợp vần gieo ở âm tiết thư 4. Còn ở câu lục nếu muốn đối cả thanh thì phải chuyển sang nhịp 3 3. Ví dụ Than Phấn Mễ thiếc Cao Bằng. Việt Bắc - Tố Hữu Đối làm cho câu thơ lục bát trở nên cân xứng và hàm súc - lời rất ít mà nói được nhiều ý trong một dòng thơ. Những điểm đã nói trên là thuộc dạng ổn định phổ biến về thơ lục bát. Nếu như đúng những quy định đó ta có lục bát chính thể. Nếu viết theo thể lục bát nhưng đôi khi lại có xen vào một số âm tiết cho câu lục hoặc câu bát thay đổi vị trí gieo vần luật bằng trắc. không như lục bát chính thể thì gọi là lục bát biến thể. Ví dụ - Thêm âm tiết cho câu lục Mẹ là trăng con bá cổ hôn Con là trăng nở mẹ ôm vào lòng. Xuân Diệu - Thêm âm tiết cho câu bát Yêu nhau mấy núi cũng trèo Tam tứ sông cũng lội thất bát cửu đèo cũng qua. Ca dao - Vần trắc Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quyện nhau đi. Ca dao - Vần gieo ở âm tiết thứ tư câu bát 121 Núi cao chi lắm núi ơi Che lấp m ặt trời chẳng thấy người thương. Ca dao Tóm lại thơ lục bát có khả năng thể hiện sinh động các trạng thái cảm xúc. Ca dao dân ca tục ngữ các truyện thơ nôm đều sử dụng thể lục bát. Nguyễn Du đã đem lại sự hoàn chỉnh tuyệt mĩ cho thể lục bát ở Truyện Kiều. Ngày nay thể lục bát vẫn được sử dụng nhiều. 2.6.2. Thơ song thất lục bát Đây cũng là một thể thơ thuần tuý Việt Nam. Một bài có thể chỉ một khổ hoặc gồm nhiều khổ nối tiếp nhau. Mỗi khổ gồm 4 câu thơ. Nếu mở đầu bằng hai câu thất thì gọi là song thất lục bát nếu mở đầu bằng hai câu lục bát thì gọi là lục bát gián thất. Về thực chất song thất lục bát và lục bát gián thất là một. Chỉ khác ở hai câu mở đầu bài thơ. Cho nên không cần phân biệt ra làm hai mà gọi chung là song thất lục bát hoặc gọi tắt là song thất. a . Cách hiệp vần Thể song thất lục bát vừa có vần bằng trắc vừa có vần chân và vần lưng. Cụ thể như sau - Âm tiết cuối câu thất trắc bắt vần .