Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tục ngữ cải biên trên báo là vấn đề hết sức mới mẻ, chúng vừa mang đặc thù của văn học dân gian và mang tính thông tin thời sự của báo chí. Nghiên cứu tục ngữ cải biên trên báo là nhằm nêu lên những vai trò, tác dụng của chúng trong thời đại mới – Thời đại mà thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tinh thần của con người đòi hỏi ngày càng cao hơn. Bài viết này phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của những sáng tác cải biên, đồng thời nêu lên vai trò, chức năng của chúng trên báo chí. | TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ - ĐẶC DIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG Khoa Ngữ văn 1. MỞ ĐẦU Tục ngữ cải biên trên báo là vấn đề hết sức mới mẻ chúng vừa mang đặc thù của văn học dân gian và mang tính thông tin thời sự của báo chí. Nghiên cứu tục ngữ cải biên trên báo là nhằm nêu lên những vai trò tác dụng của chúng trong thời đại mới Thời đại mà thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tinh thần của con người đòi hỏi ngày càng cao hơn. Dù chỉ là một câu nói ngắn gọn hàm súc hay là một bài ca có vần điệu những sáng tác cải biên vẫn truyền tải được một lượng thông tin rộng lớn mang tính thời sự rõ rệt. Sự tồn tại và phát triển của tục ngữ cải biên trên báo là một hiện tượng tất yếu. Trên cơ sở nắm bắt những hoạt động thực tiễn của xã hội người sáng tác nói chung và nhà báo nói riêng đã vận dụng tri thức của mình để sửa đổi biên soạn những câu tục ngữ có sẵn trong dân gian thành những câu tục ngữ mới - tục ngữ cải biên. Bài viết này phân tích đánh giá nội dung và hình thức của những sáng tác cải biên đồng thời nêu lên vai trò chức năng của chúng trên báo chí. 2. TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ 2.1. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn súc tích giàu vần điệu hình ảnh dễ nhớ dễ truyền. Ví dụ Tre già măng mọc Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Tiên học lễ hậu học văn. Tục ngữ cải biên là khái niệm hoàn toàn mới lạ một câu tục ngữ được gọi là tục ngữ cải biên khi so sánh với tục ngữ truyền thống nó đã được sửa đổi ít nhiều. Ví dụ Ăn cổ đi trước lội nước đi sau được cải biên thành Tiền bạc đi trước thề ước đi sau. Đề tài của tục ngữ cải biên diễn ra theo chiều hướng thay đổi của bức tranh hiện thực cuộc sống người sáng tạo phải nắm bắt hiện thực đời sống một cách nhanh chóng phát hiện và lựa chọn những mảng hiện thực tiêu biểu nổi bật để tạo thành câu tục ngữ mới phù hợp với cuộc sống hiện tại. Tục ngữ cải biên bước đầu tổng hợp khái quát tri thức kinh nghiệm