Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm “hợp đồng dạy học” được giới thiệu bởi Guy Brousseau vào năm 1980, như là một công cụ để nghiên cứu sai lầm của học sinh. Nghiên cứu này được thực hiện theo tiến trình: Phân tích sách giáo khoa và sách bài tập Toán 8, tập 1, từ đó đề xuất hai quy tắc của “hợp đồng dạy học” liên quan đến việc giải bài toán chia hết và bài toán chia đa thức. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 11 2020 1957-1969 Vol. 17 No. 11 2020 1957-1969 ISSN 1859-3100 Website http journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu NGHIÊN CỨU SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TOÁN CHIA HẾT VÀ CHIA ĐA THỨC TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỢP ĐỒNG DẠY HỌC Nguyễn Thiện Chí Trường THCS Võ Việt Tân Tiền Giang Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Thiện Chí Email thienchi67@gmail.com Ngày nhận bài 17-01-2020 ngày nhận bài sửa 26-3-2020 ngày duyệt đăng 25-11-2020 TÓM TẮT Trong bài viết này chúng tôi sử dụng khái niệm hợp đồng dạy học được giới thiệu bởi Guy Brousseau vào năm 1980 như là một công cụ để nghiên cứu sai lầm của học sinh. Nghiên cứu này được thực hiện theo tiến trình Phân tích sách giáo khoa và sách bài tập Toán 8 tập 1 từ đó đề xuất hai quy tắc của hợp đồng dạy học liên quan đến việc giải bài toán chia hết và bài toán chia đa thức. Thiết kế tình huống để kiểm chứng hợp đồng dạy học . Tiến hành thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều học sinh đã mắc phải sai lầm khi giải quyết các bài toán này có nguồn gốc từ hai hợp đồng dạy học đã đề xuất. Cụ thể là hai sai lầm Khi giải bài toán chứng minh biểu thức A n n là số tự nhiên hoặc số nguyên chia hết cho một số tự nhiên khác 0 và 1 thì học sinh đã phạm phải sai lầm do không xét đến điều kiện biến n phụ thuộc vào các biến mới Sai lầm của học sinh khi cho rằng thương của phép chia hai đa thức một biến có hệ số nguyên là một đa thức có hệ số nguyên . Từ khóa bài toán chia hết chia đa thức hợp đồng dạy học sai lầm của học sinh 1. Đặt vấn đề Những nghiên cứu trong Didactic cho phép đổi mới cách tiếp cận những sai lầm của học sinh HS trong đó có hai khuynh hướng rất đáng quan tâm Một mặt những sai lầm không phải luôn luôn đồng nghĩa với sự thiếu kiến thức hay thiếu làm việc. Trái lại một số sai lầm là yếu tố thông tin cho phép giáo viên GV biết về những quan niệm của HS liên quan đến khái niệm nói cách khác thông tin về