Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
30
Tải xuống
Bài viết mô tả thang đánh giá tâm lí Kyoto, lịch sử ra đời, thiết kế và cấu trúc cũng như thử nghiệm và kết quả ứng dụng thang đo trên trẻ có rối loạn phát triển tại Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt – trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Kyoto để đánh giá 86 trẻ tuổi từ 18 tháng đến 7 tuổi được chẩn đoán có rối loạn phát triển. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012 Vol. 57 No. 5 pp. 93-100 ĐÁNH GIÁ TRẺ EM CÓ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN BẰNG THANG KYOTO Trần Thị Minh Thành Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail thanhttm@hnue.edu.vn Tóm tắt. Bài viết mô tả thang đánh giá tâm lí Kyoto lịch sử ra đời thiết kế và cấu trúc cũng như thử nghiệm và kết quả ứng dụng thang đo trên trẻ có rối loạn phát triển tại Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Kyoto để đánh giá 86 trẻ tuổi từ 18 tháng đến 7 tuổi được chẩn đoán có rối loạn phát triển. Mục đích của thang đo là đánh giá 3 lĩnh vực phát triển chính của trẻ là Tư thế - vận động Nhận thức thích ứng và Ngôn ngữ - xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những trẻ tham gia đều có chỉ số phát triển DQ dưới mức trung bình. Và tỉ lệ trẻ có sự chậm trễ nghiêm trọng ở lĩnh vực ngôn ngữ - xã hội là cao nhất so với những lĩnh vực còn lại. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng các nhà chuyên môn giáo viên và cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng kết quả đánh giá bằng Kyoto khi lập kế hoạch can thiệp cho trẻ. Từ khóa Đánh giá phát triển rối loạn phát triển thang đánh giá Kyoto. 1. Mở đầu Trẻ em có rối loạn phát triển dường như ngày càng gia tăng trong những năm gần đây tỉ lệ trẻ em được phát hiện có rối loạn phát triển ngày cao nhất là ở các thành phố lớn. Vấn đề đánh giá và can thiệp cho những trẻ em này đang là một thách thức đối với các nhà tâm lí - giáo dục. Đánh giá là việc làm cần thiết trong can thiệp sớm và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung và trẻ có rối loạn phát triển nói riêng. Đánh giá trong giáo dục đặc biệt là một quá trình thu thập thông tin để đưa ra quyết định về nội dung và cách thức giáo dục đối với từng trẻ. Đánh giá có nhiều mục đích khác nhau như sàng lọc chẩn đoán lập kế hoạch đánh giá sự tiến bộ của trẻ. Đánh giá phát triển là việc đánh giá kĩ lưỡng và mất nhiều thời gian hơn về các kĩ năng của trẻ và được tiến hành bởi các nhà chuyên môn. Đánh giá phát triển được sử dụng để xây dựng một bức