TAILIEUCHUNG - Báo cáo Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
Báo cáo trình bày tổng quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dễ bị tổn thương, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, các hoạt động phòng ngừa sơ cấp, thứ cấp và tam cấp: xác định, chuyển tuyến và các dịch vụ hỗ trợ. Từ đó đưa ra các kết luận và khuyến nghị chính cho dự án. | BỘ LĐ & TBXH UNICEF XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG BẢO VỆ TRẺ EM VIỆT NAM: ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM, ĐẶC BIỆT LÀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM Hà Nội, năm 2009 Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Văn Khương Chịu trách nhiệm nội dung: UNICEF In 2200 cuốn khổ 21x29cm Số đăng ký kế hoạch xuất bản 366-2009/CXB/16/01-42/VHTT cấp ngày 10/6/2009 Lời giới thiệu Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó ngày càng được nhân dân ta giữ gìn, tôn trọng và phát huy. Sự quan tâm đến trẻ em được thể hiện rõ hơn, sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990, đó là sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghiã Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển thể chất và trí tuệ, bảo đảm được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, nhằm làm cho mọi trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản và làm tròn bổn phận của trẻ em. Trong những năm qua Việt Nam đã từng bước xây và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói riêng. Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế và vận dụng phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt các quyền trẻ em. Tuy vậy, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em cần liên tục được rà soát, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế. Trước thực tiễn như vậy, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các chuyên gia của một số bộ, ngành liên quan tiến hành đánh giá các văn bản pháp luật, tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sách với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu .
đang nạp các trang xem trước