Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của đề tài:Giúp giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, hình thức tổ chức và lồng ghép tích hợp nội dung phương pháp cho trẻ Làm quen chữ cái. Giúp giáo viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy đạt hiệu quả. Tìm ra biện pháp và phương pháp thích hợp để giúp trẻ phát âm đúng, nhận biết đúng 29 chữ cái, tô trùng khít lên chấm mờ, hoàn thành vở Tập tô sạch sẽ. Đó chính là tiền đề để hình thành để cho trẻ vào lớp 1 sau này. | SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái ở vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số I. Phần mở đầu: I.1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ một cách toàn diện đan lồng vào các môn học. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, dạy trẻ Làm quen với chữ cái là một trong những nội dung quan trọng Làm quen với chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ cái, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ. Trên thực tế, việc cho trẻ làm quen chữ cái đã được giáo viên Mầm non rất quan tâm, các giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động và đạt hiệu quả tương đối cao. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào quá trình dạy trẻ và đặc biệt chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ nên sự nhận thức về chữ cái của trẻ còn chưa chắc chắn, hay nhầm lẫn, chưa rèn luyện được kĩ năng cho trẻ dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. .