Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định hàm lượng nitrat, nitrit trong nước sinh hoạt tại phường Trường Xuân, Thành phố Tam Kỳ. Kết quả phân tích cho thấy: mẫu có hàm lượng nitrat cao nhất là mẫu S6 (11,4493 mg/L), thấp nhấp là S7 (0,3386 mg/L). Đối với nitrit, cao nhất là S1 (0,042 mg/L), thấp nhất là S9 (0,0001 mg/L). | XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITRAT VÀ NITRIT TRONG NƯỚC SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG TRƯỜNG XUÂN- THÀNH PHỐ TAM KỲ BẰNG PHƯƠNG PHÁP UV-VIS Hồ Thị Kim Hạnh1 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định hàm lượng nitrat, nitrit trong nước sinh hoạt tại phường Trường Xuân, Thành phố Tam Kỳ. Kết quả phân tích cho thấy: mẫu có hàm lượng nitrat cao nhất là mẫu S6 (11,4493 mg/L), thấp nhấp là S7 (0,3386 mg/L). Đối với nitrit, cao nhất là S1 (0,042 mg/L), thấp nhất là S9 (0,0001 mg/L). Hàm lượng nitrat, nitrit có sự chênh lệch tại các vị trí lấy mẫu và thay đổi không đáng kể từ tháng một đến tháng ba, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nitrat, nitrit ở nước sinh hoạt. Từ khóa: nitrat, nitrit, phường Trường Xuân. 1. Mở đầu Nước là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và sinh vật, là thành phần chủ yếu của môi trường sống. Tài nguyên nước quyết định đến sự thành công trong các chiến lược qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia như giao thông, y tế, sản xuất. Trong sản xuất, sinh hoạt, việc sử dụng các loại phân bón, các loại nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các bãi chôn lấp rác thải giàu hợp chất nitơ thải vào môi trường sống làm cho nước ngầm càng ngày càng bị ô nhiễm nitơ mà chủ yếu là nitrat, nitrit và các hợp chất của chính nó. Phường Trường Xuân, thành phố Tam kỳ, một trong những nơi tập trung đông dân cư của thành phố. Hằng ngày, nước thải sinh hoạt, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các chất thải chăn nuôi, đặc biệt là các chất thải từ các chợ và khu công nghiệp thải trực tiếp ra bên ngoài mà chưa qua bất cứ một khâu xử lý nào. Trong khi đó hơn 90% các hộ gia đình ở đây đều dùng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ giếng khoan hoặc giếng đào, chưa qua quy trình xử lý nào, do đó nguồn nước người dân đang sử dụng bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. 1 1 . ThS. Khoa Lý-Hóa-Sinh, trường Đại học Quảng Nam HỒ THỊ KIM HẠNH Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu phân tích, đánh giá hàm lượng nitrat, nitrit trong