Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của nghiên cứu này nhằm cải thiện khả năng kháng khuẩn của màng làm từ tinh bột sắn và tăng khả năng chống nấm mốc bằng cách bổ sung hoạt chất kháng khuẩn tanin. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ tinh bột sắn là 10% và hàm lượng tanin bổ sung là 0,1% sẽ cho màng được những đặc tính tốt nhằm ứng dụng trong bảo quản sản phẩm thực phẩm. | Nguyễn Ngọc Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 95 - 100 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO MÀNG BỌC THỰC PHẨM TỪ TINH BỘT SẮN CÓ BỔ SUNG TANIN Nguyễn Ngọc Anh*, Tô Hồng Anh, Phạm Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Ngọc Mai Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tinh bột sắn đang là một trong những nguyên liệu chính cho quá trình tạo ra các loại màng bọc thực phẩm với khả năng phân hủy cao, thân thiện với môi trường và không làm thay đổi tính chất của sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm từ tinh bột sắn có tính chất như một thực phẩm nên dễ bị vi sinh vật xâm nhập, làm ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm cải thiện khả năng kháng khuẩn của màng làm từ tinh bột sắn và tăng khả năng chống nấm mốc bằng cách bổ sung hoạt chất kháng khuẩn tanin. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ tinh bột sắn là 10% và hàm lượng tanin bổ sung là 0,1% sẽ cho màng được những đặc tính tốt nhằm ứng dụng trong bảo quản sản phẩm thực phẩm. Từ khóa: tinh bột sắn, chè xanh, màng bọc thực phẩm, tanin, kháng khuẩn ĐẶT VẤN ĐỀ* Tinh bột sắn là một trong những polymer tự nhiên có khả năng dễ phân hủy, đạt hiệu quả về chi phí, có khả năng tái tạo, có tính khả dụng và khả năng xử lý nhiệt bằng các thiết bị xử lý thông thường. Việc nghiên cứu nguồn nguyên liệu tinh bột sắn vào sản xuất công nghiệp màng bao bì thực phẩm nhằm thay thế các chất dẻo khó phân hủy, có một ý nghĩa kinh tế - xã hội cao và vô cùng cấp thiết [2]. Phương pháp chế tạo loại bao bì thực phẩm này có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế vì màng tinh bột sắn có bản chất như là một thực phẩm nên cũng chịu các ảnh hưởng tương tự như các thực phẩm khác. Mục tiêu nghiên cứu là chế tạo màng bọc thực phẩm từ tinh bột sắn có bổ sung tinh chất chống nấm mốc là tanin (một hoạt chất đã được rất nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh có tác dụng kháng khuẩn tốt [3], [11]). Bên cạnh việc tận dụng nguồn tanin được tách chiết từ lá .