Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung của bài báo đề cập đến một số vấn đề lí luận về tiếp cận năng lực dạy học môn thể dục ở trường Trung học phổ thông và những vấn đề lí luận về quản lí dạy học môn thể dục ở các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 219-221 LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Vũ Hoàng Long - Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Ngày nhận bài: 10/05/2018; ngày sửa chữa: 12/05/2018; ngày duyệt đăng: 18/05/2018. Abstract: The article mentions some theoretical issues on competency - based teaching of physical education subject at high schools. Moreover, the artilce proposes some recommendations to manage the teaching of physical education under competence-based approach. Keywords: Teaching, physical education, competency-based approach, management. 1. Mở đầu Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp GD-ĐT, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [1] cho đất nước, để cho mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [2]. Thể dục là môn học có vị trí quan trọng trong quá trình GDTC cho học sinh ở các nhà trường nói chung và các trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng. Thông qua môn học này, học sinh ý thức được trách nhiệm rèn luyện thể lực để có sức khỏe tốt, làm tiền đề cho sự phát huy năng lực lao động chân tay và trí óc, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và xã hội. Thực tiễn dạy học môn Thể dục và quản lí (QL) dạy học môn Thể dục tại các trường THPT trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, cải tiến nhưng trước yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ GD-ĐT ban hành còn bộc lộ những bất cập. Điều đó khiến chất lượng dạy học môn Thể dục khó đáp ứng được một cách đầy đủ những yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo chương trình mới. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống lí luận về QL dạy học môn Thể dục ở các trường THPT theo tiếp cận năng lực (TCNL), góp phần nâng cao chất lượng, từng