Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề thi cuối học kỳ 2 năm học 2014-2015 môn Vật lý 3 của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM gồm 4 câu hỏi giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá được năng lực của mình. . | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BỘ MÔN VẬT LÝ ------------------------- ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Vật lý A3 Mã môn học: 1002013 Đề số/Mã đề: 1 Đề thi có 01 trang. Ngày thi: 05/06/2015 Thời gian: 75 phút. Không được phép sử dụng tài liệu. Câu 1: (2,5 điểm) Khi chế tạo ống kính máy chụp ảnh, người ta phủ lên thấu kính thủy tinh có chiết suất no = 1,52 một màng mỏng MgF2 trong suốt hai mặt song song có bề dày e và chiết suất n = 1,38 để có thể giảm tới mức tối thiểu sự phản xạ đối với ánh sáng có bước sóng = 540nm chiếu vuông góc tới thấu kính. Hãy xác định bề dày cực tiểu của màng mỏng MgF2 để phục vụ cho quá trình chế tạo. Câu 2: (2,5 điểm) Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì? Vẽ đồ thị sự phân bố cường độ ánh sáng trên hình nhiễu xạ qua một khe hẹp và nhận xét về đồ thị. Câu 3: (2,5 điểm) Bức xạ của mặt trời theo thành phần quang phổ của nó gần với bức xạ của vật đen tuyệt đối. Mặt trời có dạng hình cầu với bán kính r = 6,95.108m và nhiệt độ bề mặt của nó là T = 5800K. Hãy xác định: a. Trong mỗi giờ mặt trời phát ra bao nhiêu năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ. b. Khối lượng của mặt trời mất đi bao nhiêu trong một giờ? Câu 4: (2,5 điểm) Trong hiện tượng tán xạ Compton, một photon có bước sóng 0 = 3,7.10-12m tán xạ đàn hồi trên một electron tự do của nguyên tử carbon xem như đứng yên. Hãy tính động năng cực đại của electron sau tán xạ. Cho biết: - Hằng số Stefan-Boltzmann = 5,67.10-8W/m2K4, - Hằng số Planck h = 6,625×10-34 J.s, - Tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3×108 m/s, - Khối lượng của electron me = 9,1×10-31 kg, - Bước sóng Compton của electron: C = 2,43×10-12 m. Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi. Ngày 01 tháng 06 năm 2015 Thông qua bộ môn Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: .