Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát vai trò của HLA‐DR trong chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng tủy phân nhóm M3 (BCCDT‐M3). Nghiên cứu tiến hành trong 156 ca chẩn đoán bạch cầu cấp dòng tủy có 18 ca thuộc phân nhóm M3 và 138 ca khác phân nhóm M3. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HLA‐DR TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY PHÂN NHÓM M3 Nguyễn Hồng Điệp*, Nguyễn Phương Liên* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát vai trò của HLA‐DR trong chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng tủy phân nhóm M3 (BCCDT‐M3). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Sử dụng các kháng thể đơn dòng có gắn huỳnh quang và phân tích bằng hệ thống máy FACSCanto II trên phần mềm Diva để xác định kiểu hình dấu ấn miễn dịch (DAMD). Tiến hành nghiên cứu trên 156 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có làm xét nghiệm tủy đồ, DAMD và sinh học phân tử (SHPT) tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM từ tháng 04/2010 đến 09/2012. Kết quả: Trong 156 ca chẩn đoán BCCDT có 18 ca thuộc phân nhóm M3 và 138 ca khác phân nhóm M3. Ghi nhận 36/156 ca có HLA‐DR âm tính, gặp ở tất cả các phân nhóm BCCDT: 94% trong các ca M3; 33% trong M0; 15% trong M2; 4% trong Mono; 25% trong M6 và 50% trong M7. Trong 18 ca được chẩn đoán xác định M3 với t(15;17) và PML‐RARA dương tính: 17 ca có HLA‐DR âm tính và 1 ca có HLA‐DR dương tính yếu. Kết luận: HLA‐DR âm tính gặp ở tất cả các phân nhóm BCCDT. Do đó, HLA‐DR âm tính trong BCCDT không còn được xem là tiêu chuẩn vàng để thiết lập chẩn đoán phân nhóm M3 về mặt DAMD. Khi kết quả tủy đồ hướng BCCDT‐M3 bước tiếp theo phải bổ sung xét nghiệm SHPT để chẩn đoán xác định. Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng tủy với HLA‐DR, bạch cầu cấp dòng tủy phân nhóm M3, bạch cầu cấp, kiểu hình dấu ấn miễn dịch. ABSTRACT EVALUATING THE ROLE OF HLA‐DR IN THE DIAGNOSIS OF ACUTE PROMYELOCYTIC LEUKEMIA Nguyen Hong Diep, Nguyen Phuong Lien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 126 ‐ 131 Objective: to determine the values of HLA‐DR in diagnosis of acute promyelocytic leukemia. Methods: Case series. Using flourescent monoclonal antibodies and analysing results on FACSCanto II system with Diva software to .