Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Thơ lục bát của Nguyễn Du và của Nguyễn Duy có sai vần luật không?" trình bày quan điểm cá nhân của tác giả về vấn đề vần luật trong thơ của Nguyễn Du và Nguyễn Duy dưới góc nhìn của ngữ âm học. . | THƠ LỤC BÁT CỦA NGUYỄN DU VÀ CỦA NGUYỄN DUY CÓ SAI VẦN LUẬT KHÔNG? HOÀNG KIM NGỌC Nhân đọc tập Tiểu luận phê bình “Nhìn lại bến bờ” do Nxb. Hội Nhà văn ấn hành cuối năm 2008, trong Lời đầu sách Ban biên tập cuốn sách này có viết: “Như bất cứ tác phẩm lí luận phê bình nào, những quan điểm nêu ra trong cuốn sách chỉ là quan điểm cá nhân tác giả. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi mong muốn và chờ đợi những tranh luận khoa học, mang tinh thần dân chủ và trách nhiệm, khởi nguồn từ cuốn sách, có tác dụng hâm nóng không khí học thuật trên văn đàn”, vì vậy, tôi mới nảy ra ý định viết bài này (thực ra không phải nhằm mục đích tranh luận với một ý kiến cá nhân mà tôi chỉ muốn trình bày lại về vấn đề vần luật trong thơ dưới góc nhìn của ngữ âm học). Tôi xin trích nguyên văn một đoạn của tác giả cuốn sách: “ Người ta khen Nguyễn Du thì khen viết hay nhưng khen về thi pháp lục bát của Nguyễn Du thì chết chắc! Toàn bộ Truyện Kiều, hơn một nửa sai thi pháp (vì gieo trật luật và cưỡng vận). Trần Đăng Khoa trong “Chân dung và đối thoại” trên web site (annonnymous. Online) cho rằng “Sau kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, những tưởng lục bát đã khép lại, không ai còn dám bén mảng đến chân cái toà lâu đài châu ngọc mà nội thất toàn gấm thêu ấy nữa. Nhưng đâu có phải. Nó còn mở bao nhiêu cánh cửa, hướng ra cõi vô biên. Lục bát còn thử thách bút lực các thi sĩ. Nói một cách thông thái như nhà văn Nguyễn Tuân: Anh là nhà thơ Việt Nam ư? Vậy anh hãy chiềng cho tôi mấy câu lục bát của anh, tôi sẽ nói ngay anh là hạng thi sĩ thế nào?” Lời sư tổ cao ngạo phát khiếp! Hãy xem Nguyễn Du với “kiệt tác Truyện Kiều” của mình gieo vận trong đoạn lấy đại này nha (chưa nói đến luật): Nghe chàng nói đã hết điều Hai thân thì cũng quyết theo một bài Hết lời không nhẽ chối lờiCuối đầu nàng những ngắn dài thở than Nhà vừa mở tiệc đoàn viên Hoa soi ngọn đuốc, hồng chen bức là. Người ta nói “ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép người”. Văn là người. Thơ là bộ phận của Văn nên nó cũng có tư cách của .