TAILIEUCHUNG - Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi với hai dòng thất ngôn của thể song thất lục bát

Nội dung bài viết là xác định một cách tương đối hợp lý về nguồn gốc thể thơ Song thất lục bát. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Khoa học Xã hội Nhân văn THƠ QUốC ÂM NGUYễN TRãI VớI HAI DòNG THấT NGÔN CủA THể SONG THấT LụC BáT Phạm Thị Ph−ơng Thái (Khoa KHTN & XH - ĐH Thái Nguyên) Cùng với lục bát, song thất lục bát (STLB) là niềm tự hào của thi ca dân tộc Việt Nam. Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, thể thơ này đM nhanh chóng xác lập cho mình một vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc. Thời trung đại, đứng bên Đường luật – một thể thơ giữ vai trò chủ đạo, STLB vẫn luôn khẳng định sức sống mạnh mẽ, lâu bền và giá trị dân tộc của mình. Chính vì thế, ngọn nguồn của STLB đM từ lâu trở thành mối quan tâm của nhiều nhà văn học sử, nhà lí luận thơ ca. Song cho đến nay, vấn đề này vẫn ch−a thống nhất. Tựu trung lại là hai luồng ý kiến: Đây là thể thơ “thuần túy Việt Nam” và “đây là hiện tượng cải biến, lắp ghép giữa thể thất ngôn của Trung Hoa với thể lục bát của Việt Nam”[1]. Tuy nhiên, những ý kiến trên cần tiếp tục bàn giải và chứng minh. Xác định một cách t−ơng đối hợp lí về nguồn gốc thể STLB cho đến nay vẫn là mục tiêu của nhiều nhà nghiên cứu. Trong bài viết này, tôi muốn bàn tới một giả thiết khoa học khác, ngoài hai giả thiết trên. Trước hết cần xác định dấu hiệu đặc tr−ng của thể STLB so với thể thơ thất ngôn Đường luật. So với câu thất ngôn Trung Quốc, câu thất ngôn của STLB có những điểm khác biệt: 1. Cách hiệp vần trong cặp song thất của thể STLB có đặc điểm là: chữ cuối câu thất trên vần với chữ thứ năm câu thất dưới và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu thất dưới bắt vần với chữ thứ sáu của câu lục, đều là vần bằng. Nh− vậy, câu song thất của thể STLB sử dụng cả cước vận và yêu vận, cả vần bằng và vần trắc. Trong khi đó, câu thất ngôn Trung Quốc duy nhất dùng cước vận bằng, ở chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8. Nghĩa là, giữa hai câu liền nhau không có mối gắn bó về vần. Đối chiếu hai câu thất ngôn trong Tì bà hành của Bạch C− Dị với bản dịch của Phan Huy Thực sẽ thấy rõ đặc điểm trên: - Tầm D−ơng giang đầu dạ tống .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.