Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa đề cập việc phát triển những năng lực trong nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông, trong đó bao gồm những năng lực thành phần như: đặt câu hỏi, nghiên cứu tổng quan, hình thành giả thuyết, rút ra hệ quả từ giả thuyết, đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết, tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bài viết đề cập việc dạy học vật lí chủ đề “nam châm vĩnh cửu” dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 38-42 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC VẬT LÍ CHỦ ĐỀ “NAM CHÂM VĨNH CỬU” DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nguyễn Văn Nghiệp - Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày nhận bài: 28/05/2018; ngày sửa chữa: 10/06/2018; ngày duyệt đăng: 21/06/2018. Abstract: The objective of the current Program of General Education has not focused on developing the abilities of scientific research for students such as questions raising, research overview, hypotheses formation, consequences draw for hypotheses, measure proposal and conclusion. This article introduces a teaching process to develop the ability of scientific research for secondary school students through teaching lessons “Permanent Magnet” (Physics) based on process of scientific research. Keywords: Scientific research, process, teaching, physics, students. 1. Mở đầu Trong chương trình giáo dục phổ thông, kiến thức Vật lí nghiên cứu về sự vận động của vật chất trong tự nhiên. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, con đường hình thành các kiến thức này phải tuân theo các giai đoạn của tiến trình nghiên cứu khoa học. Như vậy, dạy học Vật lí dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học là một phương pháp hiệu quả nhằm giúp học sinh (HS) phát triển năng lực khoa học (NLKH). Dạy học Vật lí dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học gồm 05 giai đoạn: 1) Thực hiện quan sát - Đặt câu hỏi nghiên cứu; 2) Nghiên cứu tổng quan để hình thành giả thuyết (hoặc định hướng đưa ra phương án thực nghiệm kiểm tra giả thuyết); 3) Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết; 4) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết (thí nghiệm kiểm tra); 5) Rút ra kết luận về kiến thức mới và vận dụng kiến thức nếu giả thuyết đúng, trường hợp giả thuyết không đúng, cần xây dựng lại giả thuyết mới và tiến hành các bước tiếp theo [1]. Bài viết đề cập việc vận dụng tiến trình nghiên cứu khoa học trong dạy học Vật lí chủ đề “Nam châm vĩnh cửu” nhằm phát triển NLKH cho HS .