Nếu như bài kiểm tra này em nhận được điểm kém, học sinh ai là người không biết buồn? Nhưng nếu bài kiểm tra này chì có điểm mà không có nhận xét phê bình hay động viên thì điểm số cũng mất đi một phần ý nghĩa. Vì vậy có thể nói điểm số rất quan trọng nhưng học không phải là để lấy điểm sổ. Và không có điểm sổ không có nghĩa học sinh không cố gắng học tập.
Không ai phủ nhận được vai trò của điểm số trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đó là cách thức được áp dụng trên toàn thế giới trong tất cả các cấp học. Cũng giống như muốn đo được giá trị cùa hàng hóa thì phải sử dụng đến tiền bạc. Thay vì dùng hai mớ rau để đổi lấy một cân thóc người ta quy ra tiền và dùng tiền làm vật trung gian. Điểm số cũng có chức năng trung gian như thế để đánh giá giá trị của một quá trình hay một sản phẩm học tập. Khi so sánh giá trị của một sản phẩm thường căn cứ vào tiền mặt thì khi so sánh năng lực, trí tuệ của một người có thể căn cứ vào điểm số. Vì thế điểm số là cách thuận lợi nhất cho việc quản lí hành chính.
Từ điểm số người ta chia ra các cấp độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Học sinh nam được vị trí, năng lực của mình ở đâu để phẩn đấu, cha mẹ nắm được tình hình học tập trên lớp của con em, thầy cô đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh mình, nhà tuyển dụng có thể từ đó mà biết cách sử dụng nhân sự sao cho phù hợp. Thậm chí với nhiều người điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Dù chỉ hom nhau 0,25 điểm thì đã có người đồ đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên mỗi học sinh càng cố gắng, nồ lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua, quyết liệt, sôi nổi trong học tập.
Tuy nhiên trong năm học 2015 - 2016 này, các trường Tiểu học trên cả nước tiếp tục thực hiện kiểm tra đánh giá bằng nhận xét và bỏ chấm điểm thường xuyên. Trên trang vở sạch đẹp của mỗi học sinh không còn thấy những điểm 10 đỏ thắm, không còn những điểm 10 dành tặng thầy cô giáo hay những diêm tốt khoe với ông bà, cha mẹ nữa. Thay vì ra sức phản đổi, chúng ta nên suy nghĩ lại về vai trò thực sự của điểm số đối với quá trình học tập. Những con số có quyết định chất lượng của sản phẩm. Những bài hát có hàng triệu lượt xem (view), những ca sĩ có hàng triệu lượt thích (like) có đồng nghĩa với giá trị nghệ thuật và tài năng của họ. Trong những cuộc thi truyền hình, các thí sinh ra sức kêu gọi để được bình chọn nhiều hom, những điểm số 9, 10 cho những tiết mục không thực sự xuất sắc chỉ để làm hài lòng nhau. Cuối cùng chúng ta nhận được gì qua những con số đó? Điếm số vô tình tạo ra một áp lực rất lớn đối với mỗi học sinh buộc học sinh phải quyết tâm học tập bàng mọi giá. thậm chí có thể gian lận trong thi cử. Cha mẹ so sánh điểm số của con mình với con người ta khiến bản thân học sinh tự ti không dám thể hiện. Thầy cô đánh giá học sinh theo một tiêu chuẩn chung nhưng mồi học sinh lại giỏi theo một cách khác nhau. Albert Einstein đã từng nói ràng: Mọi người đều là thiên tài... Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch.
Nhận xét thay cho chấm điểm chính là cách thầy cô bỏ đi bệnh thành tích và cơ hội để phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. Nhiều giáo viên sau khi để học sinh tự khám phá tự tìm tòi xây dựng bài học kém đi so với trước kia. Đơn giản vì học trò tự làm sẽ không thể so sánh được với sản phẩm cùa thầy cô giáo làm. Nhưng không phải thấy học sinh làm không tốt nên giáo viên làm hộ cho nhanh. Chúng con có thể nấu ăn rất tệ, giặt quần áo chưa sạch... nhưng hãy để chúng con tự làm, xin cha mẹ đừng làm giúp con. Con sẽ làm quen và tiến bộ dân lên. Điều con cần không phải là một món ăn ngon hay bộ quần áo sạch mà điều con cần là kĩ năng làm nên điều đó. Điểm số do giáo viên làm hộ có ý nghĩa gì? Học sinh giỏi do giáo viên học hộ thì có ý nghĩa gì? Để rồi khi tốt nghiệp học sinh có một điểm số rất cao mà chẳng làm được việc gì. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười. Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn. Thậm chí, thầy hiệu trưởng từng viết những dòng nhận xét: Trò Edison, con trai ông, ỉà một trò dốt, lười và hư. Tốt nhất là nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thay rằng trò ấy có học nữa thì sau này cũng không nén trò trong gì... Neu chúng ta, Edison tin vào lời nhận xét này mà không cố gắng tự học thì liệu có một nhà khoa học như sau này?
Khi đã là học sinh phổ thông, ít ai nhớ nổi và cũng chẳng ai còn quan tâm đến việc hồi tiêu học mình được tổng kết bao nhiêu. Và khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, điểm số khi ngồi trên ghế nhà trường cũng không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Gần đây có câu chuyện hon 300 sinh viên bị giữ bàng lại vì nghi án mua điểm. Hành động gian lận trên thật sự ngu ngốc khi đặt cạnh con số 225 ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Họ mua điểm để làm gì vậy, khi có những sinh viên thủ khoa giấu bằng cử nhân đi để làm công nhân.
Vì vậy hỡi những bậc cha mẹ toàn tâm đừng ép con em mình phải có thành tựu ngay từ khi rất nhỏ, những thầy cô hết lòng với con trẻ đừng bắt các em phải giỏi như mình, tư duy nhanh như mình. Hãy nhìn những giọt nước mắt của các em nhỏ trong các cuộc thi truyền hình khi bị loại, tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương chỉ vì sự hơn thua của người lớn. Nếu ai đã từng đọc câu chuyện Tô tô chan - cô bé ngồi bên cửa sổ không thể không nhớ thông điệp giáo dục cùa thầy hiệu trưởng: Hãy để các em phát triên tự nhiên. Đừng càn trở khát vọng cùa các em. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước cùa các thầy có nữa. Thầy hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những mòn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cân và cho bài tập. Và nếu việc học của Tô tô chan được đánh giá bằng điểm số ở một ngôi trường khác, rất có thể em không tốt nghiệp nôi lóp một.
Điểm số thực sự không phải tất cả nhưng không có nghĩa bạn không can phải học gì cả. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện kĩ năng, phẩm chất thái độ. Học không chỉ để biết mà còn đế làm để cùng chung sống để khẳng định mình. Vì vậy hãy học những điều thiết thực và học phải vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống. Bản thân cha mẹ thay vì hàng ngày hỏi con những câu như hôm nay được mấy điểm hãy hòi con hôm nay con làm được gì, ở trường có gì vui không? Các cơ sở giáo dục cần thay đôi cách kiêm tra đánh giá, thi cử không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra cả năng lực phàm chât hãy coi trọng sản sản phẩm ứng dụng học sinh tạo ra hơn là con số trên giấy. Đơn vị tuyển dụng phải luôn đề cao kĩ năng kinh nghiệm lên trên bất cứ loại bằng cấp điểm số nào. Có vậy chúng ta mới giải được bài toán mà cả xã hội đang loay hoay.
Bản thân mỗi người hãy ghi dấu tên tuổi của mình vào cuộc đời bang những hành động nhỏ bé thay vì cố gắng ghi tên vào một tấm bằng có dấu đỏ. Mong rằng tất cả chúng ta đều thấm thía thông điệp trong bài thơ Tấm hằng của Hoàng Ngọc Quý:
Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng
Để làm giấy chứng minh
Để cầu mong thành đạt
Những tấm bằng như những bảng chi đường qua những đường phố hẹp
Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mờ rộng thêm
Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên
Bởi các tam bằng xứng danh trong lịch sử
Và có những tẩm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhò
Nhưng cổ gẳng hết mình, vẫn quý trọng biết bao!