Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. Chiếc thuyền ngoài xa cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biếu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc họa và khám phá băng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói. hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, an tượng đầu tiên Nguyễn Minh Chầu muốn đem đên cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài này ẩn giấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Vẻ đẹp của cuộc sống, của mỗi con người cần phải được nhìn nhận và đánh giá trong mọi mối quan hệ phức tạp, đa chiều. Và cái đẹp, cái mà mỗi chúng ta đều mong muốn hướng tới đê hoàn thiện nhân cách của chính mình đôi khi tiềm ẩn trong cái vẻ xù xì. gai góc mà không phải ai và lúc nào cũng có thể nhận ra được. Đó chính là vấn đề có ý nghĩa cơ bàn được toát lên từ Chiếc thuyền ngoài xa - một tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thời kì Đổi mới, vẻ đẹp của tác phẩm được toát lên từ nhiều yếu tố trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt là nhân vật người đàn bà, một nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Chiếc thuyền ngoài xa được khai thác từ những tình huống mang ý nghĩa nghịch lí: một cảnh biển vào buổi sáng như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ nhưng ẩn trong đó lại là hình ảnh một gia đình thuyền chài đầy bi kịch; một người phụ nữ xấu xí, thô kệch bị chồng đánh đập, hắt hùi nhưng vẫn quyết gắn bó cả cuộc đời với kẻ vũ phu mà không một chút phàn nàn. Câu chuyện không nhiều nhân vật: một anh Trưởng phòng, một họa sĩ - Phùng đã từng là chiến sĩ; một vị quan tòa cũng đã từng vào sinh ra tử đổi với cái chết; một người chông vũ phu, độc ác, một cậu bé yêu thương mẹ bằng một thứ tình yêu rất ngây thơ, trong sáng nhưng cũng không ít đắng cay - thằng Phác,... Mỗi nhân vật được hiện lên bằng những nét bút vẽ chân dung và tính cách khác nhau nhưng mồi người là một số phận đang trôi trên dòng đời còn bao nồi lo toan, nhọc nhằn. Trong số đó, nhân vật người đàn bà có lẽ là nhân vật để lại nhiều dư vị xót xa, cay đắng, cảm phục trong lòng người đọc.

Tác giả chỉ gọi nhân vật là người đàn bà một cách phiếm định. Có lẽ đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Tuy không có tên tuổi cụ thể, những người vô danh như biết bao người vô danh nên tất cả tập trung và thể hiện đầy đủ nhất. Cách gọi tên nhân vật như thế vừa cụ thê nhưng lại vừa khái quát, vừa phiếm định nhưng lại vừa xác định.

Đó là một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn với nhũng đường nét thô kệch mặt rỗ, khuôn mặt mệt mòi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái người và dường như đang buồn ngũ. Những chi tiết miêu tà ngoại hình đầy ấn tượng ấy đã dựng lên trước mắt người đọc một người đàn bà với một cuộc đời đầy nhọc nhằn, lam lũ, nhẫn nhục như tất cả những người đàn bà ở vùng biển nơi mà con người ta luôn phải đổi diện với hiểm nguy, cuộc sống luôn phải đặt trong vòng vây của sự đói khát, bấp bênh.

Cách miêu tả ngoại hình kết hợp với chi tiết: đưa tay lên có ý định gài hay sửa lại tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân, và tiếng quát của người đàn ông:

Cứ ngồi nguyên đấy, Động đậy tao giết củ mày đi bây giờ, như dự báo cho người đọc về một tính cách, một số phận đầy bất hạnh. Để rồi giữa khung cảnh đẹp như mơ vào một buổi sáng khi mà Phùng, người họa sĩ cho ràng, không còn nơi nào có thể đẹp hơn nơi đó, người đàn bà bị người đàn ông dùng cái thắt lưng quật tới tấp. Nhưng bà thầm lặng chịu đau đớn với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hể kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. Mà đâu phải cảnh đánh đập đó diễn ra trong khoảnh khẳc. đó là cơm bữa ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Ấy thế mà khi được Đẩu - vị chánh án huyện, khuyên nên bỏ người chồng vũ phu ấy, người đàn bà ấy chap tay vái lia lịa, cầu xin Ouý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó. Mà nguyên do lí giải điều đó lại vô cùng bất ngờ: Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chủng tôi cần phủi có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng đi làm ăn nuôi nấng một sáp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Như vậy, nhà văn đã có dụng ý tạo nên ấn tượng cho người đọc về hình ảnh người đàn bà bằng thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa một số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung, thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời. Vì thương con, người đàn bà ấy đã phải chấp nhận tất cả: sự đánh đập, sự đói khát, sự nhục nhã... Và cũng xuất phát từ tình thương con. người đàn bà ấy cho rằng: Phải song cho con chứ không phái sống cho mình. Triết lí ấy giản dị mà sâu sắc. Nó được đúc kết, được rút ra từ chính cuộc đời nhọc nhằn, bất hạnh của một người mẹ mà tình thương con, nỗi đau, ngay cả đến sự thấu hiểu lẽ đời cũng không bao giờ để lộ ra ngoài. Đó là một sự cam chịu nhẫn nhục, nhưng cũng thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

Lời giãi bày thật tình, giản dị nhưng sâu xa ấy ở tòa án huyện chính là câu chuyện về sự thật cuộc đời mà những người như Phùng, như Đẩu, chì giây phút ấy mới thực sự hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Người đàn bà ấy đã giải quyết bi kịch đời mình một cách thật ngan gọn, sâu sắc. Trong đau kho triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được niềm vui cuộc sống: Vui nhất là khi nhìn thấy đàn con chúng tôi được ăn no. Ông trời sinh ra đàn bà là đê đé con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn. Chính những lời giãi bày từ gan ruột người đàn bà ấy đã thức tỉnh trong Phùng một chân lí: không thể giản đơn, dễ dãi trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. Anh đã phát hiện ra bên trong người đàn bà thô kệch ấy là một trái tim nhân hậu, một vẻ đẹp tâm hồn mà không phải ai cũng có thể nhận ra được, vẻ đẹp ấy đối lập hoàn toàn với bức tranh cảnh biển vào buổi sáng, nhưng đó cũng là vẻ đẹp, mà không phải ai và lúc nào cũng khám phá cho hết được.

Vẻ đẹp của người đàn bà hấp dẫn người đọc chính là tình yêu con vô bờ bến, là những triết lí cuộc đời giản dị nhưng sâu sắc: phải sống cho con chứ không phải sống cho mình. Chính sự giải hóa những bi kịch cuộc đời mình một cách rõ ràng, dứt khoát ấy đã khiến câu chuyện và vị thế của các nhân vật thay đổi. Từ một người với tư cách là thẩm phán huyện, một người làm chứng, Phùng và Đẩu đã nhanh chóng trở thành người được nghe, được hiểu những lẽ đời mà trước đây, các anh chi nhìn thấy bang cái nhìn một chiều, dễ dãi. Từ một người với tư cách là bị can, người đàn bà đã nhanh chóng trờ thành quan tòa, một quan tòa công minh, luôn coi tình thương con và sự hi sinh là nguyên tắc sống của cuộc đời mình.

Khép những trang sách kể về cuộc đời một người đàn bà vô danh trên vùng biển, nhưng dư âm của câu chuyện vẫn cứ day dứt. ám ảnh người đọc. Làm thế nào để số phận những người đàn bà như trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa thoát khỏi tình trạng bi kịch trên? Có phải trong thời đại nào con người ta cũng cần phải có sự thương yêu. lòng thông cảm. phải có niềm tin vào cuộc đời? Đó cũng là những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến cho mỗi người đọc trước cuộc sống hôm nay.

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.