Nhắc đến Hàn Măc Tử, người ta không thể không nhớ đến bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của ông. Được khơi nguồn nguồn cảm hứng từ tấm bưu thiếp và những lời hỏi thăm của Hoàng Thi Kim Cúc, người con gái thôn Vĩ mà Hàn Măc Tử đã từng thầm thương trôm nhớ, bài thơ là là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mốì tình xa xăm, vô vong; một tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuôc sông, con người. Đoc đến khổ thơ cuối cùng, những ám ảnh về tình đời, tình người con đọng lại mãi trong lòng người đọc:
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ớ đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Ở hai khổ thơ trên, ngòi bút Hàn Măc Tử hướng tới thiên nhiên xứ Huế để bộc lộ tâm tư, tình cảm. Hình ảnh thôn Vĩ chỉ hiên lên trong hồi tưởng nhưng chân thực và đầy sự sống, ở đó có “nắng hàng cau”, có khu vườn xanh mướt màu ngoe bích, có khuôn măt chữ điền của người thôn Vĩ thuần hâu, chất phác,có dòng sông Hương êm đềm thơ mông, có vầng trăng xứ Huế huyền ảo thơ mộng. Khung cảnh thiên nhiên đep nhưng đươm buồn bởi cái nhìn hướng về quá khứ chất chứa đầy tâm trang. Đến khổ thơ cuối cùng, nhà thơ trưc tiếp bộc lô nỗi niềm tâm sư của mình với người xứ Huế. Bến sông trăng, thuyền trăng đưa thi nhân vào cõi mộng. Ký ức dừng lai với hình ảnh con người: Khách đường xa. Hình ảnh ảo nhiều hơn là thực. Tất cả đều xa xôi, mờ ảo. Màu trắng của áo, của sương khói, của ký ức, hoài vong xa xôi không bao giờ có thưc. Khách đường xa có thể là Hoàng Cúc, là cô gái Huế, là người có thưc mà nhà thơ găp và nhớ. Và cũng có thể đó chính là tác giả. Hàn Măc Tử mong muốn đươc trở về thôn Vĩ những đó cũng chỉ có thể là môt cuôc trở về trong mộng tưởng. Và tôi nghiệp thay, trong mộng tưởng nhà thơ giờ đây cũng chỉ là một vị khách - khách đường xa - mờ ảo, la lẫm mà thôi. Điệp ngữ “mơ khách đường xa” mở đầu khổ thơ như nhấn manh nỗi xót xa, như lời thầm tâm sư của nhà thơ với chính mình: Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (mà cũng có thể là lời tư trách cứ, tư hỏi mình: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế nữa, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Và sau mỗi lần “mơ” ấy, khoảng cách lai bi kéo ra xa hơn, diệu vơi hơn. Nếu như vi khách đường xa còn khiến cho người ta băn khoăn thì hình ảnh “Áo em trắng quá nhìn không ra” lai là một hình ảnh gợi đến một người con gái thôn Vĩ mà tác giả goi là “em”. Nếu vi khách là người thôn Vĩ thì đó giờ đây cũng đã trở thành khách đường xa mờ ảo. Còn nếu như người đó chính là Hàn Măc Tử thì vi khách ấy càng trở nên tội nghiệp. Cuộc trở về trong mộng đã không khiến cho nhà thơ cảm thấy hanh phúc hơn. Cay đắng, thảng thốt, tuyệt vọng là âm hưởng của “mơ khách đường xa” và “áo em trắng quá nhìn không ra”.
“Ớ đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Thêm một lần nữa những câu thơ của Hàn Măc Tử khiến cho người ta phải băn khoăn bởi câu hỏi chơi vơi khắc khoải. “Ai” là ai? “Tình ai” là tình của ai? Chỉ biết rằng cái tình đó giờ đây cũng thật mong manh. Với một người đang mang trong mình măc cảm bênh tât và cái chết nhưng vẫn hướng về thôn Vĩ với những tình cảm thương yêu, ắt hẳn sẽ không có gì phải băn khoăn về tình cảm của mình. Có lẽ. điều mà nhà thơ băn khoăn ở đây chính là liêu có ai ở thôn Vĩ kia hiểu đươc cho những tình cảm của tác giả, khi đó “ai” là tác giả và “tình ai” sẽ là tình của chính nhà thơ. Và băn khoăn hơn nữa đó là nhà thơ (“ai”) cũng không thể dám chắc đươc tình cảm của người ở thôn Vĩ (“tình ai”) dành cho mình. Dường như ở đây đang có một khoảng cách tuy mờ ảo (Sương khói mờ nhân ảnh) nhưng lai là một khoảng cách không thể nào xóa tan nổỉ. Và nhà thơ, đang đớn đau để chông choi với bệnh tật giờ đây lai phải chiu dưng thêm nỗi đớn đau về măt tinh thần: khát khao được trở về, được san sẻ tình cảm mà không được. Giữa nhà thơ và cuộc sông giờ đây không chỉ đươc ngăn cách bằng bức tường của trai phong Tuy Hòa, bằng nỗi măc cảm của chính nhà thơ mà còn bởi nỗi cái mờ ảo của tình người làm tăng thêm nỗi trống vắng, cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
“Bài thơ càng về cuối càng tăng chất ảo, bất đinh phiếm chỉ, nhưng nỗi niềm nhà thơ, nỗi buồn nhân thế mỗi lúc một lớn, rõ thêm, ám ảnh người đọc. Nỗi niềm đó chúng ta đã hiểu, mãi mãi trân trọng và nâng niu” (Lê Huy Bắc).