"Tái ông thất mã" là một truyện cổ nói về chuyện mất ngựa và được ngựa của ông già nơi cửa ải, qua đó nói về họa phúc, được mất ở đời. Thật lí thú và giàu ý nghĩa. Cuộc sống quanh ta có bao chuyện được mất đã và đang diễn ra. Làm láo báo cáo hay để được khen thưởng, được nhận cờ thi đua, cái tệ ấy diễn ra ở nhiều ngành, nhiều đơn vị. Cái mất thì đã rõ: mất lòng tin của quần chúng, nhân dân. Quay cóp trong học tập, gian lận trong thi cử để đạt danh hiệu học sinh giỏi, để thi đỗ 100%. Khi ngành giáo dục nêu lên kháu hiệu: "Nói không" với bệnh thành tích, tổ chức thi cử nghiêm túc thì cái được và cái mất đã rõ.
Đừng mờ mắt vì cái lợi mà không nghĩ đến cái hại lâu dài. Có bán lĩnh, có suy nghĩ sâu xa mới phân biệt rõ cái được và cái mất trong cuộc sống. Một chữ "thực" trong thực tâm, thực tình, thực chất, thực lực... mới quý làm sao. Có lòng thành thực, ta mới dễ dàng nhận ra đúng cái được, cái mất.