Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hệ thống thủy lợi hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần không nhỏ trong việc xâm lấn vào những vùng sinh thái tự nhiên còn lại và có thể làm cho chúng suy thoái trong tương lai. Tham khảo nội dung bài viết "Những vấn đề thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Những vấn đề thủy lợi ở đồng bằng ____________________sông Cửu Long Nguyễn Minh Quang P.E. Tiếp theo tập san Đồng Nai Cửu Long Úc Châu số 1 tháng 3 năm 2007 Làm suy thoái hệ sinh thái tự nhiên còn lại. Hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL đã góp phần không nhỏ trong việc xâm lấn vào những vùng sinh thái tự nhiên còn lại và có thể làm cho chúng suy thoái trong tương lai. Sau năm 1975 chủ trương của Việt Nam là biến tất cả đất đai có thể trồng trọt còn lại ở ĐBSCL thành ruộng lúa trồng nhiều vụ một năm nhằm đạt chỉ tiêu 20 triệu tấn lúa năm trong kế hoạch ngủ niên 19751980. Chủ trương nầy đã phá hủy một số lớn vùng sinh thái tự nhiên như rừng tràm đồng cỏ ngập nước vùng trũng và rừng ngập mặn ở ĐTM TGLX và rừng U Minh ở bán đảo Cà Mau. Chỉ trong vòng 20 năm ruộng lúa ở ĐBSCL đã tăng gần 4 lần với diện tích lên đến 1 1 triệu ha trong năm 1995 47 . Một số ít vùng sinh thái tự nhiên còn lại mặc dù được bảo vệ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp trị thủy bởi tình trạng ô nhiễm gia tăng bởi các hoạt động khai thác bất hợp pháp và bởi nguy cơ cháy rừng nhất là trong mùa khô. Các vùng nầy đang suy thoái nghiêm trọng và có nguy cơ bị xóa sổ trong tương lai. Các vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ở Đồng Tháp và Hòn Chông - Kiên Lương ở Kiên Giang là một thí dụ điển hình. Sau khi chiến tranh chấm dứt đây là những vùng sinh thái tự nhiên mà hằng năm loại sếu đầu đỏ hiếm quý trên thế giới về tạm trú trong mộtthời gian. Nhưng số lượng sếu về hai vườn quốc gia nầy càng ngày càng giảm. Ở Kiên Giang trước đây có hàng ngàn con bây giờ chỉ còn vài trăm. Từ năm 2000 diện tích năn và đất ngập nước bị thay đổi. Những điểm sếu ăn cũng không còn nguyên như trước có chỗ đào kinh xẻ rạch có chỗ giữ nước chống cháy có nơi bị người dân xâm lấn và khai thác 79-80 . Ở Đồng Tháp còn bi đát hơn chỉ còn vài chục riêng năm nay chỉ còn 17 con mà thôi 81 . Sở dĩ sếu về ít là vì hệ sinh thái của hai vườn quốc gia nầy đã suy thoái và không còn thích hợp với đời sống của sếu 82 . 1 sếu mất đất .