Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu so sánh chiến lược cải cách từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường trình bày một số nội dung chính như sau: Khác nhau cơ bản của phương pháp cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa châu Á và Đông Âu là cải cách kinh tế không đi cùng với những cải cách chính trị sâu sắc,. Mời các bạn tham khảo. | KINH TÉ THÊ GIỚI Nghiên cúu so sánh chiến lược cải cách từ mô hình kinh tê kế hoạch hóa tập trung sang thị trưòng Nga với Trung Quốc và Việt Nam rong suốt 20 năm qua ỏ tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều chịu những quá trình biến đổi sâu sắc về kinh tế chính trị và cả xã hội. Nghiên cứu so sánh những phương pháp tiếp cận trên phương diện lý thuyết và quá trình thực hiện trong thực tê ỏ các nước này để đúc rút ra những kinh nghiệm quí báu và cả những bài học đắt giá là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực đối với những nước đang tiến hành cải cách nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi muốn giới thiệu kết quả nghiên cứu những điểm giống và khác nhau trong các phương pháp vận dụng chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường được áp dụng ỏ Trung Quốc và Việt Nam với những giải pháp được tiến hành ở Liên bang Nga trong những năm cải cách vừa qua. Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách nền kinh tê muộn hơn so với Trung Quốc và các nước công nghiệp mới trong khu vực Đông Nam Á nên đã vận dụng có sárig tạo những kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được trước đó. Trong thực tế Việt Nam và Trung Quốc sử dụng gần như cùng một phương pháp tiếp cận chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường. Trên con đường đi đến thị trường các nước này bắt tay thực hiện nhiều những biện pháp kinh tế mà cả nước Nga cũng tiến hành. Tuy nhiên mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng chính sách đổi mới ở đây cả trong phương pháp tiếp cận trên phương diện lý thuyết và cả trong những biện pháp thực hiện trên thực tế theo giải pháp đổi mới tuần tự từng bước có nhiều điểm khác biệt đáng kể so với liệu pháp sốc được vận dụng ỏ Nga. Vì vậy kết quả đạt được cũng PHẠM ĐỨC CHÍNH không giống nhau. Phương pháp mà Trung Quốc và Việt Nam đã vận dụng có nhiều kết quả tích cực hơn là hậu quả tiêu cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ hiếm có Trung Quốc - hàng nảm tăng 9 8 trong suốt 20 năm liền từ năm 1978 đến năm 1998 Việt Nam 7 7 vào giai