Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này phân tích, đánh giá quá trình vận động, phát triển quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các giáo trình Lí luận văn học Việt Nam từ 1960 đến nay. Giai đoạn từ 1960 đến trước 1986, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học phụ thuộc vào tính chất giai cấp; từ 1986 đến nay, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học dần thoát khỏi tính chất giai cấp, ngày càng được các nhà lí luận khẳng định và đề cao trên nhiều phương diện. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Đăng Hai QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT NHÂN HỌC CỦA VĂN HỌC TRONG CÁC GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN Nay NGUYỄN ĐĂNG HAI TÓM TẮT Bài viết này phân tích đánh giá quá trình vận động phát triển quan niệm về bản chất nhân học của văn học trong các giáo trình Lí luận văn học Việt Nam từ 1960 đến nay. Giai đoạn từ 1960 đến trước 1986 quan niệm về bản chất nhân học của văn học phụ thuộc vào tính chất giai cấp từ 1986 đến nay quan niệm về bản chất nhân học của văn học dần thoát khỏi tính chất giai cấp ngày càng được các nhà lí luận khẳng định và đề cao trên nhiều phương diện. Từ khóa văn học bản chất nhân học giáo trình lí luận văn học. ABSTRACT The belief of the literature s anthropological essence in Vietnamese literary theory textbooks from 1960 to date This article aimed at analyzing and assessing the developing process of the belief of the literature s anthropological essence in Vietnamese literary theory textbooks from 1960 to date. From 1960 to 1986 this belief depends on the characteristics of classes however since 1986 the belief has been parting with these characteristics gradually and is being confirmed and recognized more and more by theorists on many aspects. Keywords literature anthropological essence textbook literary theory. 1. Mở đầu Giáo trình lí luận văn học Việt Nam là một trong ba bộ phận chính thể hiện quan điểm nhận thức cũng như thành tựu của LLVH Việt Nam. Giáo trình LLVH có một vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo hướng dẫn sinh viên giáo viên khám phá bản chất đặc trưng của văn học. Văn học là nhân học như M. Gorki đã nói. Trong nghiên cứu văn học khái niệm nhân học được M.Gorki sử dụng lần đầu tiên vào năm 1928. Sau đó trong một bài viết năm 1931 M. Gorki đã đề xuất quan niệm văn học là nhân học thay cho các khái HVCH Trường Đại học Sư phạm TPHCM niệm văn học quý tộc văn học bình dân . Đây là một quan niệm mới nhưng phù hợp với đặc trưng bản chất của văn học. Do đó quan niệm này .