Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng "Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 12: Bất bình đẳng có quan trọng không" trình bày những quan điểm cho rằng sự bất bình đẳng thu nhập không mấy quan trọng và định nghĩa Tối ưu Pareto chuẩn mực phúc lợi quan trọng nhất trong kinh tế học phúc lợi. Mời các bạn tham khảo. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2012-2014 Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 12 Bất bình đẳng có quan trọng không Ghi chú Bài giảng 12 Bất bình đăng có quan trọng không Các nhà kinh tế nhìn chung có quan điểm cho rằng sự bất bình đẳng thu nhập không mấy quan trọng. Do đó nhà kinh tế lôi lạc Martin Feldstein của Harvard chủ tịch Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia NBER từng nói chẳng có gì sai khi phúc lợi của người giàu tăng lên hay hệ quả bất bình đẳng tăng lên do sự gia tăng ở nhóm thu nhập cao . Đây là quan điểm phổ biến. Nếu không có ai nghèo đi thì việc một người trở nên khấm khá hơn luôn là điều tốt. Đó là định nghĩa Tối ưu Pareto chuẩn mực phúc lợi quan trọng nhất trong kinh tế học phúc lợi. Tuy nhiên quan điểm lý thuyết này đứng trước thách thức của bằng chứng lịch sử và các thí nghiệm tâm lý cả hai đều cho thấy người ta không nghĩ theo kiểu Tối ưu Pareto thay vào đó là sự công bằng và có qua có lại cho và nhận . Các ý tưởng về công lý rất khác nhau giữa các nền văn hóa và thay đổ i theo thời gian nhưng con người chúng ta dường như có cùng một niền tin về sự ràng buộc qua lại. Chúng ta không sống cô lập mà sống trong cộng đồng có cùng mục tiêu đòi hỏi một số yếu tố chia sẻ. Sự chia sẻ diên ra phần lớn là trong gia đình nhưng chúng ta cũng chia sẻ hàng hóa nguyên liệu nguồn lực ở trường học trong khu phố tổ chức và ngay cả trong vai trò công dân. Một thí nghiệm minh họa sức mạnh của những niềm tin này là trò chơi tận cùng trong đó người đề xuất được trao một giải thưởng ví dụ 100.000 đồng người này phải chia số tiền cho một người khác gọi là người phản hồi . Người đề xuất phải chia một phần giải thưởng cho người phản hồi. Nếu người phản hồi chấp nhận thì sẽ được phần tiền này và người đề xuất giữa phần còn lại. Nếu người phản hồi từ chối cả hai không được đồng nào. Thí nghiệm trò chơi này trên khắp thế giới cho thấy những người đề xuất thường chào từ 40 đến 50 và các mức dưới 30 thường bị người phản hồi từ chối.1 Người đề xuất có động cơ