Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Cơ sở khoa học của chuẩn đầu ra" trình bày về khái niệm, cơ sở lý luận của chuẩn đầu ra, quan hệ giữa tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo,. nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết. | CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUẨN ĐẦU RA TS. Trần Xuân Kiêm Khoa Quản trị Kinh doanh Năm 2008 tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ GD ĐT và các trường cần rà soát sớm công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học trong đó phải có các chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo những kiến thức kỹ năng thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên 1 Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại hai cách hiểu về khái niệm chuẩn đầu ra. Theo một cách hiểu thông dụng nhất của Bộ GD ĐT và tuyệt đại đa số chuẩn đầu ra là dịch nghĩa của từ learning outcomes kết quả học tập trong tiếng Anh. Cách hiểu thứ hai chuẩn đầu ra là learning outcome standards hay program outcome standard . Theo cách hiểu này thì Hiện nay những gì các trường đang làm theo yêu cầu của Bộ GD ĐT công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo thực ra chỉ là công bố các kết quả học tập dự kiến expected learning outcomes của mình mà thôi. Tức là những gì nhà trường hứa cam kết với xã hội người học gia đình nhà tuyển dụng nhà nước toàn xã hội rằng người học sẽ đạt được sau khi kết thúc việc học tại trường. Nói cách khác chuẩn đầu ra theo cách hiểu tại Việt Nam hiện nay mà trước hết là cách hiểu từ Bộ GD ĐT chính là để trả lời câu hỏi Vậy người học sau khi tốt nghiệp chương trình này thì sẽ có đầu ra như thế nào Đây là một lời hứa của nhà trường chứ không phải là chuẩn nhắc lại chuẩn thì phải có ràng buộc 2 Theo chúng tôi để hiểu đúng khái niệm chuẩn đầu ra cần làm rõ một số điểm sau Cách hiểu của Luật Giáo dục Luật Giáo dục quy định cách hiểu về chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đào tạo Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo . Cách hiểu của Hệ thống giáo dục Âu - Mỹ Cách hiểu này của Luật Giáo dục Việt Nam chính là tiếp thu từ quan niệm kết quả học tập learning outcomes